Thay đổi thời tiết bé bị ho và sổ mũi? Mẹ phải làm sao?

0 129

Mỗi khi thời tiết thay đổi bé bị ho và sổ mũi là một bệnh lý vô cùng phổ biến. Những tiếng ho khúc khắc, những dòng nước mũi sụt sùi đều khiến cho bất cứ bậc phụ huynh nào sốt ruột. Vậy, nguyên nhân nào dẫn tới hiện tượng như “cơm bữa” này và mẹ cần làm gì để khắc phục cho bé vừa nhanh lại an toàn?

Nội dung chính trong bài

Vì sao bé bị ho và sổ mũi mỗi khi thay đổi thời tiết?

Vì sao bé bị ho và sổ mũi mỗi khi thay đổi thời tiết?
Tình trạng trẻ bị ho và sổ mũi rất phổ biến hiện nay.

Ho được đánh giá là một hiện tượng sinh lý bình thường giúp bảo vệ sức khỏe cũng như làm sạch đường hô hấp và tống đờm ra bên ngoài. Tuy nhiên, trong thực tế nếu trẻ ho và sổ mũi thì cũng có thể là biểu hiện của nhiều loại bệnh lý khác nhau mà mẹ tuyệt đối không được chủ quan.

Một số bệnh lý điển hình không thể không nhắc tới như viêm phế quản, hen suyễn, viêm tai giữa, viêm mũi dị ứng… Với tất cả những bệnh lý này trẻ thường có hiện tượng chung là ho kèm sổ mũi.

Một số nguyên nhân có thể dẫn tới tình trạng bé bị ho và sổ mũi điển hình:

  • Do trẻ bị nhiễm các loại vi khuẩn gây nên tình trạng cảm lạnh, cảm cúm.
  • Hệ hô hấp của của trẻ lúc này vô cùng non nớt và nhạy cảm chính vì vậy rất dễ chịu những tác động từ các chất gây nên tình trạng dị ứng.
  • Trẻ hít phải khói thuốc của người lớn.
  • Thời tiết thay đổi thường khiến cho sức khỏe cũng như sức đề kháng của trẻ giảm đi.
  • Trẻ mắc phải một số bệnh lý như: viêm đường hô hấp trên, viêm phổi, viêm phế quản, viêm tiểu phế quản…

>> Xem thêm: Bé bị ho đờm xanh kéo dài lâu ngày phải làm sao và nên ăn gì?

Nên điều trị tình trạng bé bị ho và sổ mũi như thế nào cho an toàn và khoa học?

Thực tế thì, việc điều trị tình trạng trạng ho và sổ mũi ở trẻ sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cũng như cơ địa của trẻ và sẽ do các bác sĩ quyết định. Các bậc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc kháng sinh hay thuốc ho điều trị cho bé tại nhà.

Trong một số trường hợp nhất định như ho để tống đờm ra ngoài thì thuốc kháng sinh thực sự không mang lại hiệu quả. Lúc này, ho lại là một phản xạ cần thiết để tống đờm ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng hơn. Mẹ không được tự ý mua thuốc giảm ho khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Chính vì thế, khi trẻ bị ho và chảy nước mũi mẹ có thể điều trị cho bé như sau:

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ

Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ
Vệ sinh sạch sẽ cho trẻ là điều quan trọng hàng đầu

Vệ sinh mũi, miệng nhiều lần trong ngày. Dùng khăn giấy mềm để lau mũi và miệng cho trẻ, dùng xong nên vứt ngay.  Có nhiều mẹ dùng khăn xô nhưng nếu vậy cần phải giặt giũ thật sạch sẽ, tránh tình trạng khăn xô nhiễm khuẩn không giặt sạch sẽ tạo những điều kiện thuận lợi cho virus, vi khuẩn phát triển.

Nhà cửa cần vệ sinh sạch sẽ, tất cả các đồ chơi hay đồ dùng của bé cần phải đảm bảo sạch. 

Chế độ ăn dinh dưỡng

Trong những ngày bé bị ho và sổ mũi thì một chế độ ăn dinh dưỡng là vô cùng cần thiết. Mẹ nên chuẩn bị đồ ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao, mềm và cho trẻ ăn theo nhu cầu. Trẻ không ăn được nhiều có thể chia ra nhiều bữa, không ép trẻ ăn.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị khi bé bị ho và sổ mũi

Đối với trẻ bị ho kèm sổ mũi, việc cho trẻ dùng loại thuốc nào, liều lượng ra sao cũng vô cùng quang trọng. Nếu dùng sai thuốc hay sai liều lượng thì không những không hiệu quả mà còn mang tới những tác dụng ngược.

Lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị khi bé bị ho và sổ mũi
Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chọn thuốc cho trẻ

– Thuốc kháng histamin: Trẻ thường được chỉ định dùng thuốc này dạng nước hoặc siro giúp làm dịu ho hiệu quả nhưng thuốc lại có tác dụng phụ gây buồn ngủ. Vì thế, mẹ không được lạm dụng thuốc.

– Thuốc kháng sinh: Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bé sẽ được chỉ định sử dụng   thuốc kháng sinh. Thông thường, nguyên nhân sẽ là trẻ bị viêm nhiễm nặng đi kèm với ho. Các loại kháng sinh có thể gây nên các độc tính vì thế cần phải tuân theo liều lượng của bác sĩ, không được lạm dụng thuốc.

– Thuốc giảm đau, hạ sốt: Về cơ bản, khi trẻ bị sốt hay đau nhức thì bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng thuốc này. Nếu chỉ dùng ở liều lượng vừa phải trẻ sẽ dung nạp tốt và ít tác dụng phụ. Nhưng nếu sử dụng quá nhiều có thể gây hại cho gan.

– Thuốc giảm ho: Có hai loại thuốc giảm ho được sử dụng phổ biến cho trẻ là  Codein và Dextromethorphan. Nếu chỉ là những cơn ho bình thường thì không cần dùng thuốc nhưng nếu bé rơi vào tình trạng ho khan, dai dẳng thì cần cho bé sử dụng. Hai loại thuốc này có thể gây nên những tác dụng phụ vô cùng nghiêm trọng như gây khó thở, suy hô hấp. Vì thế, cha mẹ cần vô cùng thận trọng.

– Thuốc chống ngạt mũi, sung huyết: Đa phần, các loại thuốc này đều có tác dụng gây co mạch chính vì thế làm giảm sung huyết mũi cũng như giảm lưu lượng máu. Nhưng, nếu lạm dụng có thể gây nên tình trạng co mạch toàn thân, tím tái, vã mồ hôi…

>> Xem thêm: Trẻ bị ho do dị ứng thời tiết kéo dài nên uống thuốc gì?

Bỏ túi một vài cách phòng tránh khi bé bị ho và sổ mũi mỗi khi thời tiết chuyển mùa

Bỏ túi một vài cách phòng tránh khi bé bị ho và sổ mũi mỗi khi thời tiết chuyển mùa
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh

Thời điểm thời tiết chuyển mùa chính là khoảng thời gian mà sức đề kháng cũng như sức khỏe của trẻ bị suy giảm đi rất nhiều. Chính vì thế, các bậc cha mẹ cần phải có biện pháp giúp bé phòng tránh tình trạng ho, sổ mũi. Mẹ cần:

  • Lên một chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng cũng như vitamin để có thể tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để trẻ có thể hấp thụ chất dinh dưỡng dễ dàng hơn.
  • Hàng ngày cần phải vệ sinh mũi, miệng trẻ và không gian sống thật sạch sẽ.
  • Trong những ngày lạnh cần giữ ấm cơ thể cho trẻ.

Khi thời tiết giao mùa, bé bị ho và sổ mũi là những hiện tượng vô cùng phổ biến. Nhưng, mẹ cũng không vì thế mà chủ quan. Hãy quan tâm tới sức khỏe, tình trạng mà bé gặp phải để có cách phòng tránh và điều trị phù hợp.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.