Con càng lớn càng bướng: Cha mẹ chọn cách phạt hay phải bất lực?

0 868

Có rất nhiều mẹ chia sẻ với chúng tôi rằng cảm thấy bất lực vì con càng lớn càng bướng. Không biết đây có phải là sự phát triển bình thường trong độ tuổi này không hay do nguyên nhân nào đó. Phải hiểu được vấn đề thì bố mẹ mới biết cách phạt con bướng tốt nhất. Cùng theo dõi bài viết sau để cùng nghe chia sẻ từ các mẹ và chuyên gia của Mebeaz nhé!

Nội dung chính trong bài

Nhiều mẹ bỉm sữa bất lực vì con bướng quá

Chị Phương Lê chia sẻ với chúng tôi về đứa con 2 tuổi của mình rằng: 

Con luôn nói “không muốn, không thích” khi mẹ đưa ra bất kỳ yêu cầu nào với con. Không những thế, cho con đi lớp được mấy ngày cô giáo đã phản ánh là con hay tranh đồ chơi với bạn, tranh xong lại vứt đó không chơi nữa. Làm ngược lại những điều bố mẹ và cô giáo yêu cầu. Quát mắng hay phạt là con lại khóc toáng lên ăn vạ khiến mẹ cũng cảm thấy bất lực về lỗi sai của con.

Hay chị Hương Linh cũng chia sẻ: 

“Bé Bông nhà mình hồi 2 – 3 tuổi thì không ngang bướng như bây giờ 7 tuổi. Con càng lớn càng bướng khiến mình muốn phát điên lên. Nhiều lúc quát mắng, phạt úp mặt kiểm điểm nhưng con vẫn không sợ. Không biết có phải là do cách dạy dỗ của mình lúc nhỏ với con chưa đúng không nữa!”

Chị Phan Thu Huyền chia sẻ với chúng tôi trong nỗi bất lực và tổn thương, tủi thân vô cùng về đứa con gái 13 tuổi của mình:

“Gần 2 năm nay, cháu lầm lì, ít nói chuyện, né tránh bố mẹ, khi chúng tôi dặn dò gì là cháu tỏ ra khó chịu từ lầm bầm đến lớn tiếng phản ứng lại. Trước đây tôi nhắc nhở gì cháu cũng thực hiện nhưng giờ thì không, đặc biệt một lần cực điểm là tôi lỡ tay tát con 1 cái, thế là từ đó nó không nói chuyện với tôi, nhiều khi hỏi không trả lời.”

Nhiều mẹ bỉm sữa bất lực vì con bướng quá
Nhiều mẹ phải bất lực vì con càng lớn càng bướng

Tại sao trẻ con càng lớn càng bướng?

Sự bướng bỉnh là một trong những phản ánh sinh lý về sự phát triển bình thường của trẻ do “khủng hoảng tâm lý” ở một số độ tuổi nhất đinh. Nếu như con bạn đang trong giai đoạn 2 – 3 tuổi; 7 – 9 tuổi hay 12 – 18 tuổi thì không cần quá lo lắng. Bố mẹ chỉ cần chú ý tới cảm xúc của con, lắng nghe con nhiều hơn là được. Tuy nhiên, cũng có những nguyên nhân tác động khác đến một phần tính cách của con như:

  • Cha mẹ, ông bà nuông chiều quá mức: Khi bé quen với sự nuông chiều và được cha mẹ đáp ứng mọi yêu cầu, đến khi không được đáp ứng sẽ phản kháng, ăn vạ làm sao để đạt được mong muốn của mình.
  • Mâu thuẫn trong cách nuôi dạy con: Mỗi người nói một kiểu sẽ khiến con không biết nghe theo ai dễ dẫn tới việc con tự làm theo ý mình.
  • Cha mẹ gia trường tạo áp lực cho con: Khi cha mẹ tạo áp lực, ép buộc cho con phải làm theo điều mình muốn khi con đang trong độ tuổi phát triển kể trên thì con càng lớn càng bướng.
  • Cha mẹ không là những tấm gương tốt: Con cái là tấm gương phản chiếu của cha mẹ, đặc biệt là các bé 2 – 5 tuổi học theo và bắt chước người khác rất nhanh. Cha mẹ nói mà không làm sẽ khiến con ỷ lại và không tin tưởng.
Tại sao trẻ con càng lớn càng bướng?
Con bướng có thể do sự nuông chiều thái quá của ông bà, bố mẹ

Con càng lớn càng bướng có cách dạy hay phải bất lực?

Nhiều mẹ có con bướng quá không biết phải làm như thế nào nên cảm thấy bất lực dù đã thử qua nhiều cách. Tuy nhiên, bố mẹ vẫn có thể “uốn nắn” con nếu như biết cách. Vai trò của bố mẹ trong cách dạy con rất quan trọng phải biết khi nào cần mềm mỏng, cứng rắn. Tùy vào từng đứa trẻ mà thích nhẹ ngọt hay phải nặng lời, quát tháo. 

Cha mẹ cũng cần phân biệt như thế nào là con mắc sai lầm, như thế nào là lập trường, quan điểm của con. Khi con mắc sai lầm cũng phải biết cách phạt con bướng bỉnh ra sao để con nghe lời dăm dắp.

  • Khi con có những hành động mất kiểm soát, cha mẹ hãy yêu cầu con vào phòng và cho con khóc thêm 10 phút nữa trong phòng một mình. Đây là khoảng thời gian khá dài với trẻ và cũng không có đứa trẻ nào muốn khóc lâu như vậy và đặc biệt khi bố mẹ yêu cầu vì con đang muốn là ngược lại. 
  • Con càng lớn càng bướng, nên sẽ có khi có thái độ cố tình không nghe bố mẹ nói mà đóng sầm cửa lại,. Bạn có thể sử dụng cách phạt con bướng với câu nói: “rõ ràng là con đang không biết đóng cửa đúng cách. Để học được việc này, con hãy đóng và mở cửa một cách bình tĩnh 100 lần nhé!”
  • Nếu con bày bừa đồ chơi nhưng không chịu dọn mặc dù đã được nhắc nhở nhiều lần. Bạn có thể thực hiện bằng cách dán nhãn “ngày mưa” cho 1 giỏ đồ, những món đồ con từng chơi bày bừa ra không chịu dọn sẽ để vào đó. Sau đó mẹ quy định chỉ những ngày mưa con mới được chơi. Điều đó vừa khiến trẻ nhớ chúng mà điều chỉnh hành vi của mình, vừa giúp “làm mới” đồ chơi khi lâu ngày con chưa được đụng tới.
Con càng lớn càng bướng có cách dạy hay phải bất lực?
Nếu biết cách mẹ sẽ dạy con bướng thành nghe lời khi cần thiết

Tuy nhiên, ở một số trường hợp khác, các bố mẹ cần phải thay đổi góc nhìn của mình về những thái độ và cư xử của con. Nếu như không phải cái gì con cũng không nghe lời, cũng có lúc rất đáng yêu và ngoan ngoãn thì đó là do con có tính độc lập, quan điểm riêng của mình. Đây là cơ sở giúp con phát triển trí thông minh của mình, cha mẹ không cần lo lắng mà hãy khuyến khích, động viên.

Trên đây là những lý giải về việc tại sao con càng lớn càng bướng và cách dạy, cách phạt con bướng khi không nghe lời. Việc gắn kết các thành viên trong gia đình rất quan trọng để con cái có thể chia sẻ và vui vẻ hơn. Chúc các bố mẹ thành công trong việc giáo dục con.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.