6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú các mẹ cần chú ý

0 1.751

Đối với chị em lần đầu tiên làm mẹ chắc chắn sẽ rất bỡ ngỡ về việc chăm sóc em bé, đặc biệt là không biết khi nào con đói. 6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú trong bài viết sau sẽ giúp các mẹ dễ dàng nhận biết nên cho con bú lúc nào trước khi con quá đói. Các mẹ cùng theo dõi để biết cách cho con bú kịp thời nhé!

 

Nội dung chính trong bài

3 Dấu hiệu chớm đói ở trẻ sơ sinh

Khi bé có dấu hiệu chớm đói nhiều mẹ không để ý tới dẫn tới việc bé khó chịu và quấy khóc sau đó. Để không khiến trẻ tức giận, khóc to đòi bú thì mẹ cần nhận biết các dấu hiệu MONG MUỐN được bú của bé. Mặc dù chưa thể nói nhưng qua các dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú sau đây mẹ có thể hiểu bé muốn nói: “Mẹ ơi, con đói!”:

1. Dấu hiệu lắc đầu của trẻ sơ sinh

Đối với trẻ sơ sinh trong giai đoạn 3, 4 tuần đầu tiên trẻ chưa thể tự điều khiển tay chân nhiều, chưa biết với tay tới ti mẹ hay rúc đầu vào ti mẹ để đòi bú nhưng cũng có các dấu hiệu đơn giản để đòi bú mẹ. Dấu hiệu đầu tiên giúp mẹ nhận biết con đói đó là lắc đầu.

Lắc đầu là phản xạ như con muốn một thứ gì đó mà ở giai đoạn này thứ duy nhất con quan tâm đó là bú mẹ. Vì thế, các mẹ hãy quan sát con thường xuyên và để ý tới con nhiều hơn nhé!

6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú các mẹ cần chú ý
Dấu hiệu lắc đầu báo hiệu trẻ sơ sinh đang đói

2. Dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú khi há miệng

Há miệng là một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú khá rõ ràng khi đói. Đây là một phản xạ tự nhiên nói riêng của trẻ sơ sinh và nói chung của con người. Khi mẹ nhìn thấy miệng con chúm chím và há liên tục tức là con đang muốn bú mẹ hãy cho con bú luôn nhé!

6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú các mẹ cần chú ý
Há miệng là một trong những dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú

3. Nghiêng đầu sang 2 bên tìm kiếm

Đây là một phản xạ tìm kiếm mẹ, trẻ chỉ hiểu đơn giản là có mẹ là có sữa nên khi nghiêng đầu sang hết bên này đến bên kia tức là trẻ đang muốn tìm nguồn thức ăn từ ti của mẹ. Những tuần đầu sau sinh, khi người mẹ chạm vào má của em bé, bé sẽ quay đầu sang má bị chạm để tìm ti mẹ.

6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú các mẹ cần chú ý
Nghiêng đầu sang 2 bên là dấu hiệu trẻ đòi bú

3 Dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú lắm rồi

Ngoài 3 dấu hiệu báo hiệu con đang muốn bú ra thì sẽ có 3 dấu hiệu khác muốn nói là “con đói lắm rồi!” các mẹ cần chú ý tới:

4. Dấu hiệu vươn mình 

Khi con cảm nhận được cơn đói thì không chỉ là quay đầu mà con sẽ còn cựa quậy liên tục. Nếu đang ngủ bé sẽ nhanh chóng thức dậy, vươn mình để đòi bú luôn. Còn đối với những bé còn thức sẽ ọ ọe, tỏ ra khó chịu để mẹ cho bú.

6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú các mẹ cần chú ý
Dấu hiệu vươn mình ở trẻ sơ sinh đòi bú

5. Cử động chân tay nhiều hơn

Dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú tiếp theo, không phải là sớm nhất đó là cử động chân tay nhiều hơn, khua khoắng liên tục. Đồng thời một số trẻ sẽ cử động đôi mắt, nếu như em bé đang nhắm mắt mà bên trong mắt chuyển động nhanh thì cũng báo hiệu rằng bé đang đòi bú.

6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú các mẹ cần chú ý
Cử động khua khoắng chân tay nhiều cũng là dấu hiệu con đòi bú

6. Cho tay vào miệng là dấu hiệu rõ ràng của trẻ sơ sinh đòi bú

Khi bé cựa quậy mà mẹ không biết, bé sẽ chuyển sang hành động khác là cho tay vào miệng như muốn báo hiệu cho mẹ rằng “con đang đói”. Khi thấy hành động này mẹ hãy bế bé lên và cho con ti ngay nhé, như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu của ăn của con.

6 điển hình về dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú các mẹ cần chú ý
Cho tay vào miệng là dấu hiệu đơn giản báo hiệu bé đòi bú chỉ có ở trẻ sơ sinh

Cuối cùng, đỉnh điểm của việc trẻ sơ sinh đòi bú đó là con khóc to, gào thét nhưng tiếng khóc đói sẽ ngắn và nhỏ hơn bình thường. Mẹ chỉ cần cho ti vào miệng con sẽ nín khóc ngay!

Lưu ý để nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú

Trẻ sơ sinh có những dấu hiệu đòi bú ngay cả khi vẫn còn đang ngủ. Nắm được lưu ý sau sẽ giúp mẹ cho con bú kịp thời hơn:

  • Nếu trẻ sơ sinh có dấu hiệu đòi bú khi đang ngủ thì nên đánh thức con dậy để cho bú, vào ban ngày ít nhất là mỗi 2 giờ, vào ban đêm ít nhất là 2 lần. Khi bé đạt được cân nặng tốt rồi thì mẹ không cần đánh thức con mà để con tự điều chỉnh giờ ăn của mình.
  • Trẻ sơ sinh ở tuần thứ 6 – 8 thường mút tay vì bé có thể tự điều khiển tay tốt hơn, biết bắt đầu khám phá bằng tay và miệng. Vì thế, sau giai đoạn này trẻ mà mút tay không còn là dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú mẹ nữa.

Bài viết trên đã giúp các mẹ nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh đòi bú như thế nào. Hy vọng với những chia sẻ đó sẽ giúp các mẹ chăm sóc con tốt hơn. Đặc biệt, luôn đảm bảo nguồn sữa mẹ dồi dào để con có đủ sữa và phát triển khỏe mạnh.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.