Trẻ sơ sinh thích ngậm mút tay, làm sao để bé từ bỏ tật này?

0 797

Trẻ sơ sinh mút tay là một “sở thích rất đời thường” của các bé. Lý do tại sao trẻ lại làm như vậy và cách để trẻ sơ sinh từ bỏ thói quen ngậm mút tay là gì? Cùng Mebeaz giải mã qua bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh rất thích ngậm mút tay
Trẻ sơ sinh rất thích ngậm mút tay

Thói quen mút tay ở trẻ được hình thành từ khi nào?

Có lẽ không phải chỉ tới khi ra đời chúng ta mới nhìn thấy trẻ sơ sinh ngậm, mút tay. Hình ảnh này còn được bắt gặp cả ở trong những tấm hình siêu âm khi bé còn trong bụng mẹ. Điều này là minh chứng cho vết tích “giống loài” mà cụ thể là động vật có vú.

Khi sinh ra được 2 – 3 tháng tuổi trẻ bắt đầu mút tay. Lúc đầu trẻ sơ sinh ngậm mút cả bàn tay, rồi 3 ngón, 2 ngón và sau cùng là 1 ngón

Bé có thể mút tay những lúc vui, buồn vả cả lúc bé đói như một “sở thích rất đời thường” của bé. Thậm chí, không chỉ mút tay, trẻ sơ sinh còn thích ngậm mút các ngón chân của mình.

Lý giải hiện tượng trẻ sơ sinh thích ngậm, mút tay

Các mẹ đừng nghĩ trẻ sơ sinh ngậm mút tay nhiều chỉ là hành động vô thức hay mất vệ sinh của bé. Ngược lại, nó chứng minh một điều là trẻ đã bắt đầu biết khám phá thế giới xung quanh, là dấu hiệu của sự phát triển trí lực ở của con. 

Mẹ để ý mà xem, lúc đầu bé mút cả bàn tay nhưng sau cùng là 1 ngón tay, điều này chứng tỏ bộ não đã phát triển đến mức cao hơn, các cơ quan điều khiển sự vận động và cơ bắp có thể phối hợp theo ý muốn.

>>Xem thêm: 10 kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh tưởng ĐÚNG mà hóa SAI

Ngậm mút tay thể hiện trẻ phát triển trí thông minh và muốn khám phá thế giới
Ngậm mút tay thể hiện trẻ phát triển trí thông minh và muốn khám phá thế giới

Ngoài ra, mút tay còn giúp trẻ thỏa mãn “cơn ghiền ti mẹ” vì không phải lúc nào cũng được bú. Hoặc khi ngứa lợi do mọc răng trẻ cũng có thể cho tay vào mút.

Theo các nhà khoa học, hành động em bé ngậm mút tay nhiều cũng giúp con mang lại cảm giác bình yên, thoải mái, không lo sợ, gào khóc… hay nói cách khác mút tay là cách để con giải tỏa áp lực.

Mút tay còn có tác dụng kích thích các cơ quan xúc giác, khứu giác, vị giác của con hoàn thiện và phát triển hơn, giúp cho phản xạ bú mút sữa mẹ được tốt hơn. Hay nói cách khác trẻ sơ sinh ngậm mút tay nhiều là cách rèn luyện trí thông minh của bé.

Vậy có nên cho trẻ sơ sinh mút tay không?

Trẻ sơ sinh mút tay không sao cả vì đây là bản năng bình thường ở trẻ. Theo diễn tiến tự nhiên, sau 6 tháng tuổi phản xạ ngậm mút tay ở trẻ sơ sinh sẽ giảm dần và hầu hết trẻ sẽ tự động bỏ việc mút tay khi được 2 tuổi.

Đa phần trẻ sơ sinh có thói quen mút ngón cái, tỷ lệ này có thể lên tới 70 – 90%. Và nhiều nghiên cứu cũng cho rằng hành động này an toàn với trẻ vì trẻ chỉ ngậm mút rất nhẹ nhàng. Mặc dù vậy khi trẻ được trên 6 tháng và nhất là 2 tuổi mà vẫn duy trì mút tay thì được coi là thói quen xấu, có hại cho bé:

– Hại da tay: Ngậm tay quá nhiều có thể làm cho da tay trẻ mỏng hơn và rất dễ nhiễm trùng.

– Hại hàm răng: Ở thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng mút tay nhiều có thể ảnh hưởng trật tự sắp xếp răng hoặc tật về răng.

– Ngón tay chính là cây cầu đưa vi khuẩn xâm nhập vào miệng trẻ, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe của con.

Mút tay nhiều không tốt cho trẻ sơ sinh
Mút tay nhiều không tốt cho trẻ sơ sinh

– Khi trẻ lớn hơn mà vẫn duy trì thói quen mút tay sẽ hình thành cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng tới tâm lý. Lý do là ở giai đoạn này mút tay thể hiện trạng thái căng thẳng, lo âu ở trẻ và mút tay có thể làm trẻ bướng bỉnh hơn khi con lớn lên.

Như vậy, đối với câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh mút tay không? Câu trả lời là mẹ nên hạn chế ở trẻ dưới 6 tháng tuổi và loại bỏ hoàn toàn khi trẻ đã được 2 tuổi.

>>Xem thêm: Các mũi tiêm phòng cần thiết cho trẻ sơ sinh ở những tuổi tương ứng

Làm cách nào để trị chứng ngậm, mút tay ở trẻ sơ sinh?

Khi thấy con mút tay, các mẹ thường lo lắng rằng trẻ sơ sinh mút tay nhiều phải làm sao

Nhìn chung, mút tay ở trẻ sơ sinh là hành động bình thường không có gì đáng lo lắng. Điều mẹ cần làm là hãy vệ sinh sạch sẽ tay của trẻ để vi khuẩn không xâm nhập vào miệng và có thể hạn chế dần dần khi trẻ mút tay bằng những cách sau:

– Hãy cho trẻ bú nhiều trong 6 tháng đầu tiên để trẻ không cảm thấy “thiếu vắng ti mẹ”.

– Dành thời gian chơi đùa với trẻ. Khi thấy con mút tay hãy hướng trẻ vào một trò chơi nào đó để con quên đi việc mút tay.

Hướng trẻ vào cuộc vui khác để trẻ quên mút tay
Hướng trẻ vào cuộc vui khác để trẻ quên mút tay

– Massage, kể chuyện cho bé nghe nhạc không lời để bé nhanh đi vào giấc ngủ hơn cũng là cách trị chứng mút tay ở trẻ sơ sinh.

– Sử dụng ti giả khi con bị ngứa lợi mọc răng. Tuy vậy, cần phải lưu ý vệ sinh sạch sẽ ti giả và không nên lạm dụng trọng thời gian dài vì nó có thể làm giảm khả năng bú mút ti mẹ.

– Luôn tạo không khí thoải mái, ấm áp cho trẻ. Đừng tạo ra bất kỳ căng thẳng, cãi vã nào trước mặt con trẻ.

Những thông tin trong bài đã giúp mẹ có đáp án cho câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh mút tay không rồi chứ? Mút tay là bản năng bình thường ở trẻ, tuy nhiên mẹ không nên duy trì thói quen này sẽ có hại cho bé. Hơn 4 tuổi mà trẻ vẫn còn mút tay thì mẹ nên cho con đi khám bác sĩ nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.