Em bị mọc mụn ở vùng kín sau khi sinh con, xin bác sĩ giúp đỡ!

0 8.667

Trong mục liên hệ, chúng tôi có nhận được một câu hỏi của một người giấu tên về việc nổi mụn ở vùng kín sau sinh như sau: “Em sinh con được 6 tháng, hai vợ chồng đã quan hệ trở lại bình thường sau sinh 1 tháng. Nhưng gần đây em thấy vùng kín của mình có nổi vài cái mụn ở chỗ gò mu, có mủ như mụn trứng cá và hơi ngứa. Xin bác sĩ giúp đỡ, có phải em đang mắc bệnh gì không ạ?”.

Nội dung chính trong bài

mụn ở vùng kín sau sinh
Nổi mụn ở vùng kín sau khi sinh con là bệnh gì?

Chúng tôi biết rằng trên thực tế, có rất nhiều bà mẹ cũng đang gặp phải tình trạng tương tự nhưng vì tâm lý e ngại mà chị em không dám tâm sự, bày tỏ. Để giúp chị em hiểu hơn về nguyên nhân dẫn đến nổi mụn ở vùng kín sau khi sinh, chúng tôi đã liên hệ với chuyên gia và nhận được câu trả lời rất chi tiết. Hãy cùng theo dõi nhé!

Tại sao vùng kín nổi mụn sau khi sinh?

Sau khi vượt cạn, phụ nữ dễ bị viêm nhiễm vùng kín hơn do nội tiết tố thay đổi. Trong đó, có rất nhiều chị em bị mọc mụn ở vùng kín sau sinh, gây ngứa ngáy khó chịu, đồng thời cũng khiến chị em tự ti rất nhiều trong chuyện vợ chồng.

Nổi mụn ở vùng kín sau khi sinh có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân. Với mỗi nguyên nhân, người phụ nữ lại gặp một tình trạng mụn khác nhau.

– Mụn mọc ở gò mu, gây ngứa vùng kín: Đây cũng chính là trường hợp mà bạn đọc giấu tên đang gặp phải. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng mọc mụn ở gò mu vùng kín sau khi sinh thường là do vệ sinh không đúng cách, viêm nang lông hoặc cạo, tẩy lông vùng kín.

mụn ở vùng kín sau sinh
Nổi mụn ở gò mu vùng kín sau sinh thường là do vệ sinh không đúng cách

– Mụn mọc ở môi lớn vùng kín sau sinh: Do vệ sinh không sạch, dị ứng dung dịch vệ sinh, bệnh phụ khoa hoặc một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như sùi mào gà, bệnh lậu.

– Mụn cứng mọc ở vùng kín nữ giới: Thường là do bệnh lây qua đường tình dục mà phổ biến nhất là sùi mào gà.

– Nổi mụn rộp nước ở vùng kín sau khi sinh con: Có thể do viêm nang lông, dị ứng với dung dịch vệ sinh, dị ứng với vải của quần chíp, bệnh phụ khoa hoặc bệnh mụn rộp sinh dục.

– Có mụn ẩn ở vùng kín: Do lông mọc ngược, tắc nghẽn tuyến mồ hôi.

Làm gì khi bị nổi mụn ở vùng kín sau khi sinh con?

Khi bị nổi mụn ở vùng kín sau khi sinh con, nhất là mụn nước, gây ngứa, chị em thường có thói quen nặn mụn rồi tự rửa bằng một số loại nước như nước trầu không, lá chè xanh hoặc một số loại kem trị mụn. Tuy nhiên việc này là không nên vì chúng có thể làm tình trạng mụn trầm trọng hơn.

mụn ở vùng kín sau sinh
Không nên nặn mụn khi bị nổi mụn ở vùng kín

Thay vì vậy, hãy thực hiện theo các bước dưới đây:

– Vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm nhiều lần trong ngày. Sau đó lau thật khô bằng khăn mềm, không nên để vùng kín bị ẩm ướt vì nó sẽ tạo điều kiện cho nhiều vi khuẩn phát triển hơn.

– Cố gắng không nặn mụn, không gãi ngay cả khi mụn ở vùng kín khiến mẹ sau sinh cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Nên nhớ rằng gãi sẽ khiến người mẹ cảm thấy đau rát hơn và nguy cơ nhiễm trùng rất cao.

– Mặc đồ lót thoáng mát, rộng rãi. Nếu cảm thấy khó chịu, có thể thay đồ lót thường xuyên.

– Không tự ý bôi, rửa bằng các loại thuốc khi không có sự chỉ định của bác sĩ.

– Tạm thời kiêng quan hệ tình dục vì nếu như bị bệnh phụ khoa hay bệnh lây qua đường tình dục, bệnh có thể nhanh chóng lây sang người bạn tình. Ngay cả khi không bị bệnh, sự cọ xát trong quá trình giao ban cũng dễ làm những nốt mụn vỡ ra và đau rát hơn.

– Sau 3 – 5 ngày nếu không thấy tình trạng tiến triển tốt hơn, hãy đến gặp bác sĩ phụ khoa để được thăm khám, điều trị kịp thời.

mụn ở vùng kín sau sinh
Nói không với quan hệ tình dục để bảo vệ vùng kín trong những ngày bị nổi mụn sau sinh

Phòng ngừa tình trạng nổi mụn ở vùng kín sau sinh

Bị nổi mụn ở vùng kín sau khi sinh phần nhiều là do thói quen vệ sinh chưa tốt, vì vậy nhất thiết phải dùng nước ấm để rửa sạch bụi bẩn, vi khuẩn ở vùng kín mỗi ngày, sau đó lau khô. Dung dịch vệ sinh chỉ nên dùng trong những ngày đèn đỏ hoặc khi thấy tử cung ra nhiều chất nhày.

– Không quan hệ tình dục (bao gồm cả oral s.e.x) bừa bãi. Sử dụng bao cao su khi cảm thấy không an toàn.

– Hạn chế mặc đồ lót bó sát, chật chội.

– Không nên thường xuyên tẩy lông, triệt lông vùng kín. Nếu bắt buộc, nên dùng các loại kem chuyên dụng cho vùng kín. Khi không cần thiết, chỉ nên cắt tỉa gọn gàng.

– Đi khám phụ khoa định kỳ 6 tháng 1 lần hoặc bất cứ khi nào cảm thấy khó chịu để bảo vệ sức khỏe cho vùng kín, cũng như phòng ngừa tình trạng mụn ở vùng kín sau khi sinh con.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 4]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.