Sữa mẹ để ngoài được bao lâu khi vắt ra ở nhiệt độ thường?

0 91

Những lúc sữa về nhiều, các mẹ bỉm có thể hút ra để dự trữ cho con dùng sau này. Vậy sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Đây là thắc mắc chung của những bạn mới lên chức lần đầu. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu về vấn đề này ngay nhé. 

Nội dung chính trong bài

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu khi được vắt ra bình?

Trong sữa mẹ chứa rất nhiều chất dinh dưỡng để giúp cho trẻ phát triển một cách toàn diện. Thành phần của sữa có rất nhiều  đường gồm đường đơn và đôi, nó giúp trẻ dễ hấp thu hơn nhưng đồng thời cũng dễ lên men và biến chất khi tiếp xúc với không khí. 

Thành phần chính của sữa mẹ cũng có đạm và các loại acid amin, chúng cực kỳ phù hợp và dễ hấp thụ với cơ thể của trẻ. Nhưng song song với đó là các môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển nhiều hơn nữa. 

Vì thế nếu để lâu sẽ bị mất chất, bé uống vào có thể bị đau bụng, nhiễm khuẩn đường tiêu hóa… Hoặc bạn có thể truy cập trang web https://suangon.net/, tại đây luôn có đầy đủ những bài viết liên quan đến sữa mẹ để các bạn theo dõi. 

Theo như WHO, UNICEF khuyến cáo, việc lưu trữ sữa mẹ sau khi vắt cần đảm bảo nhiệt độ như sau:

  • Nếu sữa mẹ để nhiệt độ từ 25 – 35 độ có thể giữ được từ 6 – 8h. 
  • Ngăn mát tủ lạnh cần để 4 độ C có thể giữ được từ 3 – 5 ngày và để ngăn đá có thể giữ được 3 tháng. 
  • Khi lưu trữ đông lạnh cần phải có tủ riêng biệt với nhiệt độ từ 18 độ C để đảm bảo chất lượng tốt nhất. 
  • Khi cho trẻ bú bạn cần làm ấm sữa mà không được đun sôi hay dùng lò vi sóng

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu khi tiếp xúc với nhiệt độ thông thường

Một số lưu ý khi hút sữa mẹ

Sau khi đã biết sữa mẹ để ngoài được bao lâu, bạn cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn cho trẻ:

  • Trước khi hút cần chú ý đến vệ sinh các dụng cụ chứa, hỗ trợ hút sữa, tay và bầu vú của mẹ bỉm. 
  • Tránh lãng phí, bạn nên chủ động chia sữa vào trong khu vực lưu trữ những chai hoặc túi nhỏ có dung tích vừa đủ cho các lần bú. 
  • Sữa mẹ khi hút xong nên bảo quản lạnh ngay để tránh những sự xâm nhập từ vi khuẩn bên ngoài. 
  • Mẹ bỉm nên nghỉ ngơi và bổ sung đủ dinh dưỡng tránh ép sữa để giữ an toàn cho sức khỏe để tạo được chất lượng tự nhiên tốt nhất cho em bé. 

Một số lưu ý khi hút sữa mẹ để dành

Hướng dẫn làm ấm và sử dụng sữa mẹ đúng cách

Dưới đây là những hướng dẫn để các bạn có thể tự rã đông sữa cho em bé:

Sử dụng sữa mẹ khi vắt

Nếu như vắt sữa mẹ đã dùng trong 1 vài giờ thì không nhất thiết phải bảo quản trong ngăn mát hay ngăn đá. Các mẹ nên lưu trữ vào chai sạch và có thể nhận thấy sữa tự tách ra thành các lớp khác nhau. 

Trước khi dùng, bàn xoay chai nhẹ nhàng để trộn các lớp mà không khuấy hay lắc mạnh. Sau đó bạn từ từ cho trẻ uống qua cốc hoặc bình đủ để bé uống một bữa, nếu dư đừng sử dụng lại mà nên vứt bỏ tránh vi khuẩn xâm nhập.

Hướng dẫn làm ấm và sử dụng sữa mẹ đúng cách

Hướng dẫn rã đông sữa mẹ

Nếu như sữa mẹ được bảo quản cho ngăn mát tủ lạnh, các mẹ chỉ cần bỏ ra ngoài ở nhiệt độ phòng hoặc ngâm nước ấm là được. Nếu như bạn trữ sữa trong ngăn đá thì cần phải để xuống ngăn mát trước rã đông, sau đó để ngoài hâm nóng ở mức 40 độ C. 

Lưu ý các bạn nên hâm từ từ mà không được thay đổi nhiệt độ đột ngột khiến cho các chất dinh dưỡng biến mất. Hoặc nếu không bạn có thể xả nước làm ấm chai từ từ rồi mới tăng nhiệt độ của nước cho đến khi có độ ẩm phù hợp. 

Lời kết

Chúng tôi đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc sữa mẹ để ngoài được bao lâu thông qua bài viết trên. Đây là thông tin cực kỳ quan trọng, nhất là những gia đình có con nhỏ. Ngoài ra, để tìm hiểu nhiều tin tức hấp dẫn và mới nhất, các bạn có thể truy cập website https://mebauvabe.net/ ngay nhé.

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.