Tại vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt? Cách xử lý như thế nào? 

0 567

Nấc cụt là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh, tuy nhiên hầu hết các mẹ đều không biết tại vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt? Điều này có gây nguy hại gì cho trẻ không và cách xử lý khi em bé bị nấc như thế nào? 

Nếu cũng còn đang mơ hồ về vấn đề này thì theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt
Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

Tìm hiểu: Hiện tượng nấc cụt ở trẻ sơ sinh là gì?

Nấc cụt (hoặc nấc) là hiện tượng xảy ra khi có sự co thắt không tự chủ và ngắt quãng của cơ hoành và cơ liên sườn, kèm theo sự đóng đột ngột của thanh môn. Tần suất liên tục từ 4 – 60 lần/phút, với âm thanh đặc trưng là tiếng “hic”.

Nấc thường kéo dài vài phút và có thể diễn ra vài lần trong một ngày. Đây được coi là phản xạ của thần kinh phế vị được hình thành từ trong bào thai để chuẩn bị vận hành các cơ hô hấp cho việc thở ngay sau khi trẻ được sinh ra.

Do đó, nếu để ý có thể thấy, hiện tượng nấc cụt xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi và giảm hẳn khi trẻ được 1 tuổi. Trẻ sơ sinh khỏe mạnh cũng có thể bị nấc cụt vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, nhất là sau khi ăn, thay đổi tư thế, khi bị nóng, lạnh….

Nấc cụt xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi
Nấc cụt xảy ra nhiều nhất ở trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi

Tại vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?

Các mẹ chưa biết, em bé có thể bị nấc cụt ngay từ khi còn là 1 bào thai ở trong bụng mẹ, bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 2, do thai nhi nuốt phải nước ối. Vậy sau khi chào đời, tại vì sao trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt?

Điều này được lý giải như sau:

Nguyên nhân sinh lý khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

  • Bú quá no: Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt do bú mẹ quá no, khiến dạ dày giãn ra. Chính sự giãn nở đột ngột của khoang bụng làm co thắt cơ hoành khiến bé bị nấc cụt.
  • Bú không đúng cách: Bé bú sữa quá nhanh hoặc vừa khóc xong đã bú sữa liền, gây nghẹt thở và dẫn đến các cơn nấc liên tục.
  • Hít phải khí ô nhiễm: Nếu bé hít nhiều khói bụi, không khí ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng ho. Ho nhiều sẽ khiến cơ hoành bị tổn thương, gây hiện tượng nấc cụt.
  • Thay đổi nhiệt độ: Tăng hoặc giảm nhiệt độ đột ngột khiến bé bị nóng quá hoặc lạnh quá cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt. 

Nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt

Bên cạnh những nguyên nhân sinh lý thì trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt trong thời gian dài cũng có thể do 1 số bệnh lý:

  • Trào ngược dạ dày thực quản: Trào ngược xảy ra khi trẻ sơ sinh có cơ vòng thực quản dưới (nằm giữa thực quản và dạ dày) chưa hoàn thiện, ngăn thức ăn từ dạ dày di chuyển ngược lên thực quản. Sự trào ngược thức ăn và axit trong dạ dày tác động lên các tế bào thần kinh, làm rung cơ hoành và dẫn đến nấc cụt.
  • Dị ứng: Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt cũng có thể do dị ứng với protein trong sữa công thức hoặc thậm chí sữa mẹ, dẫn đến viêm thực quản. Điều này có thể làm bé bị nấc cụt. Hoặc bé bị dị ứng với những thực phẩm do mẹ ăn.
  • Hen suyễn: Nếu trẻ sơ sinh bị hen khiến các ống phế quản phổi bị viêm, không khí vào phổi bị hạn chế, dẫn đến tình trạng thiếu hơi. Bé thở hay bị hụt hơi, khò khè khiến cơ hoành bị co thắt, dẫn đến hiện tượng nấc cụt.

Trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt có sao không?

Như đã nói ở trên thì nấc cụt ở trẻ sơ sinh là hiện tượng thường gặp, do sự co thắt ngoài ý muốn của cơ hoành. Tùy vào nguyên nhân, tần suất bị nấc mới có thể kết luận mức độ nghiêm trọng của hiện tượng này.

Nếu trẻ sơ sinh bị nấc cụt ít, xảy ra không quá thường xuyên và mẹ hoàn toàn có thể khắc phục được nhanh chóng thì không cần quá lo ngại. Khi trẻ lớn hơn thì hiện tượng này sẽ giảm hẳn.

Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt, tần suất liên tục, nhiều lần trong ngày và nhiều ngày trong tháng, khiến bé ăn không ngon, ngủ kém… thì rất có thể là dấu hiệu bệnh lý: trào ngược, hen suyễn, thoát vị cơ hoành, phổi, tim, thiếu máu… Mẹ tuyệt đối không được chủ quan. 

Cách xử lý nấc cụt ở trẻ sơ sinh

Nếu trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt do dấu hiệu của bệnh lý như chúng tôi nói bên trên thì mẹ cần đưa bé đi khám trong thời gian sớm nhất để có thể điều trị kịp thời. 

Trong những trường hợp còn lại, mẹ có thể xử lý nấc cụt ở trẻ sơ sinh như sau:

  • Nghỉ ngơi và ợ hơi: Nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh bị nấc có nên cho bú không? Câu trả lời là không. Nên cho bé nghỉ bú tạm thời, tránh tình trạng sặc, trớ sữa.
  • Massage lưng cho bé (tốt nhất nên để bé ngồi thẳng) để cơ hoành được thư giãn. Khi massage, mẹ hãy vuốt theo chiều dọc thẳng đứng từ dưới lên trên vai. 
  • Thay đổi tư thế cho con bú: Nếu thấy trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt sau khi bú thì rất có thể là do mẹ cho bú sai tư thế, khiến bé nuốt nhiều không khí. Mẹ nên đổi tay hoặc cách bế để hạn chế không khí vào miệng và dạ dày bé.
  • Uống nhiều ngụm nước nhỏ, liên tục: Mẹ có thể thử cho bé uống nước, từng ít một, khoảng 2 – 3ml, uống liên tục vài ba lần.
  • Để nấc tự hết: Nếu như trẻ sơ sinh hay bị nấc cụt nhưng các cơn nấc ngắn và không ảnh hưởng quá nhiều đến bé thì mẹ có thể để bé tự điều chỉnh. Cơn nấc cũng sẽ mau chóng biến mất.

1 số mẹo chữa nấc cụt ở trẻ sơ sinh

  • Cho trẻ ăn 1 ít đường: Cho ít siro lên núm vú giả hoặc ngón tay rồi cho bé ngậm. Lưu ý là ngón tay và núm vú giả phải đảm bảo sạch sẽ.
  • Dùng tay bịt lỗ tai trẻ: Dùng 2 ngón tay để bịt vào 2 bên lỗ tai của bé trong nửa phút rồi bỏ ra ngay.
  • Làm trẻ phân tâm bằng các trò chơi vận động hoặc lắc đồ chơi trước mặt bé.
  • Lấy cuốn chiếu, đuôi lá trầu không hoặc một mẩu giấy dán vào trán, vùng giữa đầu trong lông mày của bé.

Tóm lại, nấc cụt ở trẻ sơ sinh không phải là hiện tượng hiếm gặp và mẹ hoàn toàn có thể xử lý bằng những cách đơn giản. Tuy nhiên, cần chú ý theo dõi, nếu nấc nhiều, nấc liên tục khiến bé khó chịu, quấy khóc thì mẹ cần đưa bé đi khám để xử trí kịp thời. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.