Tìm hiểu cách chữa u máu cho trẻ sơ sinh hiệu quả, an toàn nhất

0 240

U máu ở trẻ sơ sinh là một dạng khối u lành tính, không phải là ung thư. Mặc dù vậy, nếu không được chữa trị đúng cách u máu có thể gây ra những biến chứng khôn lường. Chẳng những liên quan tới vấn đề thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Nội dung chính trong bài

U máu ở trẻ sơ sinh là gì?

U máu hay u mạch máu còn gọi là bớt máu ở trẻ sơ sinh được hình thành do các mạch máu phát triển quá mức (tế bào nội mạc lát thành mạch máu). U máu biểu hiện ra ngoài là những đốm sáng đỏ, hình giống trái dâu tây nhưng nhỏ to, nông sâu tùy mỗi bé.

U máu xuất hiện ở các vị trí khác nhau trên cơ thể nhưng đa phần (tới hơn 60%) thường xuất hiện ở trên đầu, gương mặt và cổ của em bé. Có 2 loại u máu là: u máu trên da và u máu trên gan (thường là trong quá trình mang thai em bé nhạy cảm với estrogen). Trong đó, u máu gan là hiếm gặp hơn ở trên da.

U máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều nhất trên da
U máu ở trẻ sơ sinh xuất hiện nhiều nhất trên da

U máu có thể xuất hiện ở bất kỳ đối tượng nào nhưng phần lớn rơi vào trẻ sinh non, người mẹ mang đa thai hoặc cân nặng của mẹ lúc sinh thấp…

Những biểu hiện khác nhau của u máu ở trẻ sơ sinh

U máu trên da trẻ sơ sinh được biểu hiện với những cấp độ sau:

– Mức độ nhẹ: Là những mảng da bằng phẳng hình giống như một chiếc bớt có màu đỏ, đỏ tím hoặc phớt xanh. 

– Mức độ trung bình: U máu đã phát triển thành một khối u và nổi lên trên bề mặt da, có kích thước, hình khối rõ ràng và vẫn mang màu sắc như lúc ban đầu.

– Mức độ nặng: Cũng giống như những khối u ở mức độ trung bình nhưng nếu chuyển sang giai đoạn nặng là các khối u này vỡ ra và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng tới các bộ phận khác, thậm chí cả nội tạng nếu khối u máu nằm sâu bên trong da và ở gần cơ quan nội tạng.

>>Xem thêm: Tất tần tật cách chăm sóc da cho trẻ sơ sinh “chuẩn” tại nhà

U máu ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Đây là câu hỏi được rất nhiều ông bố bà mẹ quan tâm. Thật may mắn! U máu ở trẻ sơ sinh là một khối u lành tính, không phải dạng ung thư nên không nguy hiểm tới tính mạng và nếu điều trị u máu ở trẻ sơ sinh đúng cách thì khối u này không bao giờ tái phát nữa.

U máu ở trẻ sơ sinh là lành tính
U máu ở trẻ sơ sinh là lành tính

Thông thường u máu xuất hiện ở trẻ sau khi sinh và phát triển mạnh nhất khi trẻ 1 tuổi và sau đó giảm dần khi bé 2 – 3 tuổi sau đó có thể biến mất một phần hoặc hoàn toàn khi bé 5 – 8 tuổi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, u máu phát triển quá nhanh và ảnh hưởng nặng tới thẩm mỹ cũng như những bộ phận khác như đường thở, giảm thị hay thính lực… hoặc khối u vỡ ra gây viêm loét, nhiễm trùng thì cha mẹ cần phải đưa bé tới bệnh viện để kiểm tra và làm phẫu thuật loại bỏ những u máu này cho bé.

Cách phương pháp chữa u máu ở trẻ sơ sinh

Vì là một khối u lành tính và đa phần thoái triển nên u máu ở trẻ sơ sinh không cần phải điều trị đặc biệt. Tuy nhiên như đã chia sẻ ở trên u máu vẫn có thể phát triển và ảnh hưởng tới thẩm mỹ, sức khỏe của bé. Do đó việc điều trị sẽ tùy vào mức độ biểu hiện và vị trí xuất hiện của khối u máu.

Nếu mức độ nhẹ bác sĩ có thể chỉ định bôi ngoài hoặc tiêm trực tiếp vào khối u như corticoid, thuốc chẹn beta… Nếu nặng hơn thì có thể chuyển sang phẫu thuật bằng cách đốt laser hoặc cắt bỏ. 

>>Xem thêm: Cập nhật bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh từng tháng mới nhất

Điều trị u máu cho bé cũng không quá phức tạp
Điều trị u máu cho bé cũng không quá phức tạp

Hiện nay, có rất nhiều trung tâm thẩm mỹ có thể loại bỏ hoàn toàn u máu cho trẻ sơ sinh bằng laser mà không ảnh hưởng tới thẩm mỹ của trẻ. Tuy nhiên, cha mẹ có thể tìm hiểu những trung tâm nào uy tín nhất, hoặc tốt nhất là tới trung tâm thẩm mỹ của bệnh viện da liễu trung ương để kiểm tra cho bé.

Theo các bác sĩ, phần lớn trường hợp u máu ở trẻ là không phức tạp, các trường hợp u máu trong nội tạng cũng rất hiếm trường hợp nào phải can thiệp bằng phẫu thuật. Mặc dù vậy, trẻ sơ sinh là đối tượng rất “non nớt” do đó, cần phải thận trọng trước khi tiến hành phẫu thuật.

Trước nay, một số người cho rằng u máu ở trẻ sơ sinh có liên quan tới yếu tố “tâm linh”. Tuy nhiên như những gì chúng ta được biết và giải thích rất khoa học ở trên, u máu không liên quan gì tới “tiền kiếp” hay luật “nhân quả” nào cả.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.