Tràn dịch khớp gối sau khi sinh có nguy hiểm không? Cách nhận biết

0 54

Tràn dịch khớp gối là căn bệnh ngày càng trẻ hóa và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, kể cả các mẹ sau sinh. Tràn dịch khớp gối sau khi sinh có ảnh hưởng như thế nào tới việc chăm sóc con và sức khỏe của mẹ? Nó có gây nguy hiểm gì không? Cách nhận biết căn bệnh này ở các sản phụ sau khi sinh? Cùng Mebeaz tìm câu trả lời qua bài viết sau nhé!

Xem thêm:

Nội dung chính trong bài

Tràn dịch khớp gối sau sinh là gì?

Tràn dịch khớp gối là tình trạng lượng dịch trong ổ khớp tăng lên và tràn ra ngoài vị trí của nó. Sau chấn thương, nhiễm khuẩn khớp gối và một số bệnh lý về khớp,… đều là nguyên nhân gây tràn dịch. Cho nên, đối tượng nào cũng có thể gặp phải căn bệnh này. 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tràn dịch khớp gối sau khi sinh là do béo phì. Tăng cân quá mức sau sinh khiến trọng lượng cơ thể mẹ đèn nén lên phần sụn khớp ở đầu gối. Khi đó bộ phận này phải chịu áp lực về trọng lượng quá lớn trong thời gian dài khiến bao hoạt dịch tăng lên. 

Đây không phải căn bệnh khó chữa nhưng nếu được chữa trị sớm sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm. Những biến chứng đó như thế nào? Có nguy hiểm không? Các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo nhé!

Tràn dịch khớp gối sau khi sinh có nguy hiểm không?

Nguyên nhân chủ yếu gây tràn dịch khớp gối ở phụ nữ sau sinh chủ yếu do tăng cân quá mức gây ra. Nếu bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu thì việc điều trị sẽ dễ dàng hơn và hoàn toàn có thể dứt điểm không để lại biến chứng. Ngược lại, nếu chủ quan không xử lý sớm thì sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày và để lại những biến chứng nguy hiểm.

  • Hạn chế vận động của khớp gối do sưng viêm gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và việc chăm sóc con nhỏ.
  • Nếu điều trị không đúng cách thì việc chọc hút dịch khớp quá nhiều lần có thể gây nhiễm trùng, khiến cho khớp bị phá hủy.
  • Tình trạng tràn dịch nặng sẽ ảnh hưởng đến cả các bộ phận khác.
  • Có thể gây ra tình trạng loãng xương và biến dạng khớp gối.
Tràn dịch khớp gối sau khi sinh có nguy hiểm không?
Tràn dịch khớp gối không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng tới việc chăm sóc con

Vậy làm sao để nhận biết được sau khi sinh như thế nào là bị tràn dịch khớp gối? 

Cách nhận biết tràn dịch khớp gối sau khi sinh

Việc nhận biết tràn dịch khớp gối sau khi sinh có thể thông qua việc quan sát bằng mắt, thăm khám lâm sàng và siêu âm, chụp X-quang hay chụp MRI. Ở đây, chúng tôi sẽ giới thiệu cách nhận biết lâm sàng để các mẹ có thể dễ dàng phát hiện tình trạng tràn dịch khớp gối sớm:

  • Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là  gối nổi mẩn đỏ, sưng phù lên. Nếu bị một bên có thể so sánh với bên còn lại vì bên bị tràn dịch sẽ sưng to và phù nề hơn.
  • Cảm giác đau tại vị trí đầu gối, khó di chuyển và gập duỗi chân, cản trở quá trình vận động của mẹ.
Cách nhận biết tràn dịch khớp gối sau khi sinh
Dấu hiệu tràn dịch khớp gối

Khi có các dấu hiệu trên mẹ cần tới bệnh viện thăm khám, siêu âm hoặc nội soi để có hướng điều trị phù hợp theo chỉ định của bác sĩ.

Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tràn dịch khớp gối

Cách điều trị

Hiện nay có rất nhiều cách để điều trị tràn dịch khớp gối sau khi sinh theo các bài thuốc dân gian cũng như y học hiện đại như sử dụng thuốc, các phương pháp xâm lấn hoặc ít xâm lấn,… Sử dụng thuốc là một trong những cách điều trị nhưng không phù hợp với các mẹ đang cho con bú bởi nó có thể gây ra tác dụng phụ như thuốc kháng viêm corticoid.

Các mẹ sau sinh đang cho con bú chỉ phù hợp với phương pháp chọc hút dịch, nếu nặng hơn cần phải tiến hành phẫu thuật:

  • Hút dịch khớp: Hút dịch khớp là phương pháp điều trị khá an toàn, ít xảy ra các phản ứng viêm và giảm đau khá tốt. Tuy nhiên nhược điểm là không phải trường hợp nào cũng đáp ứng được phương pháp này, phù hợp với các mẹ bị tràn dịch giai đoạn trung bình đến nặng vừa. Có thể gây đau sau khi chọc hút 2 – 3 ngày.
  • Phẫu thuật: Phương pháp phẫu thuật nội soi được áp dụng nhiều và hiệu quả nhất hiện nay. Nó có thể xử lý những tổn thương nhỏ từ bên trong với kỹ thuật mổ khác nhau. Bên cạnh đó cũng có thể gây ra biến chứng có thể gặp phải như động tĩnh mạch khoeo bị tổn thương, tắc mạch, tụ máu và tổn thương,… 
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh tràn dịch khớp gối
Hút dịch khớp gối là phương pháp điều trị tràn dịch phổ biến

Tuy nhiên mẹ hết sức chú ý đối với 2 phương pháp này mẹ phải sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình điều trị. Vì thế, nó ảnh hưởng ít nhiều đến số lượng cũng như chất lượng sữa cho con bú. Cho nên, nếu bắt buộc dùng phương pháp này, mẹ hãy hỏi ý kiến bác sĩ về việc cho con bú nhé!

Cách phòng ngừa

Tràn dịch khớp gối sau khi sinh là căn bệnh rất dễ tái phát. Vì vậy sau khi điều trị rồi mẹ cũng không nên quá chủ quan mà phải chú ý đến cách phòng tránh nó. Cụ thể:

  • Khám định kỳ 6 tháng 1 lần để kiểm tra khớp gối và phát hiện những biến chứng nguy hiểm.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, tránh các loại thực phẩm làm cho dịch khớp nhiều hơn như đường, muối, bột ngọt, chất béo chuyển hóa và chất béo bão hòa (đồ chiên rán, đồ nướng, thực phẩm chế biến,..).
  • Tập các bài thể dục cho khớp gối dẻo dai hơn, kết hợp với bài tập cơ đùi theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.  
  • Giữ cân nặng ở mức cân bằng và phù hợp với chiều cao, không đi lại vận động quá nhiều để tránh trọng lực lên khớp gối. 
Tràn dịch khớp gối sau khi sinh cần đi khám định kì 6 tháng 1 lần

Có thể bạn muốn biết: Mẹ sau khi sinh bị đau khớp đầu gối phải làm sao để khắc phục?

Tràn dịch khớp gối sau khi sinh nếu được phát hiện sớm và điều trị bằng phương pháp phù hợp sẽ không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ và bé. Hãy chia sẻ thông tin này đến người thân và bạn của mình để chúng ta có thể phát hiện và chữa trị bệnh kịp thời. Chúc các mẹ luôn khỏe mạnh để chăm sóc con yêu của mình phát triển tốt nhất!

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.