Trẻ bị chụp X – quang nhiều có hại không? Mức an toàn cho bé?

0 348

Sử dụng tia X để chụp X – quang là một trong những bước tiến rất quan trọng của y học hiện đại. Song nói về chủ đề này vẫn có rất nhiều bà mẹ bỉm sữa nghi ngờ, ái ngại. Chẳng hạn trẻ bị chụp X – quang nhiều có hại không? Chụp ở đầu có ảnh hưởng tới hệ thần kinh của bé? Trong bài viết hôm nay, Mebeaz sẽ giúp các bậc phụ huynh giải đáp tất cả thắc mắc.

Nội dung chính trong bài

Chụp X quang nhiều liệu có an toàn cho trẻ?
Chụp X quang nhiều liệu có an toàn cho trẻ?

Trước tiên, mẹ nên hiểu tia X trong điều trị y khoa là gì?

Tia X là một dạng sóng điện từ. Nó có bước sóng dài hơn tia gamma nhưng ngắn hơn tia tử ngoại. Tia X có khả năng ion hóa, xuyên qua các mô mềm và chất lỏng trong cơ thể con người. Với một lượng bức xạ trên 5 rad, tia X sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho chúng ta như: rụng tóc, bỏng da, có hại cho não bộ, thần kinh, dị tật thai nhi, vô sinh…

Tia X cũng được ứng dụng rất nhiều trong các ngành y học, thiên văn học, an ninh hàng không và nghiên cứu vũ trụ…

Trong chẩn đoán y khoa, tia X được ứng dụng một cách rất hiệu quả và là một đốt phá lớn của ngành Y. 

Đến đây, có thể nhiều người nghĩ câu chuyện đang trở nên mâu thuẫn. Tại sao tia X gây hại cho con người những vẫn được dùng để chụp X – quang? Vậy xin mời theo dõi tiếp.

Trả lời: Chụp X – quang cho trẻ có hai tới sức khỏe của bé không?

Các bác sĩ đầu ngành y có giải thích như sau: Tia X để chụp X – quang được điều chỉnh bước sóng, thời gian và tần suất chụp rất cẩn thận để không thể ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

Lượng bức xạ từ tia X trong y khoa rất thấp, thấp hơn rất nhiều lần so với mức nguy hiểm là 5 rad (rad là đơn vị đo bức xạ tia X).

Nói thế này để các mẹ hiểu: Ví dụ, nếu chụp X – quang ở tim phổi cho trẻ thì lượng bức xạ cũng chỉ rơi vào 0,00001 – 0,0004 rad, tức là phải chụp khoảng 12.500 lần mới gây ảnh hưởng cho con người. X – quang thường dùng để chụp xương, răng, tim phổi, và đối với các bộ phận này mức độ bức xạ cũng không tác động tới chúng ta.

Tia X trong y khoa không có hại cho trẻ
Tia X trong y khoa không có hại cho trẻ

Do đó, đối với câu hỏi chụp X – quang cho trẻ có hại cho sức khỏe không? Câu trả lời KHÔNG các mẹ nhé. Chỉ khi nào có bệnh, cần chụp X – quang nhưng các mẹ từ chối thì điều đó mới nguy hiểm thôi!

Hơn nữa, khi khám lâm sàng các bác sĩ cũng sẽ hỏi về tiểu sử khám chữa bệnh, nếu trẻ mới bị chụp X – quang thì sẽ giãn cách thời gian cho hợp lý. Chỉ khi thực sự cần thiết mới chỉ định chụp. 

Cho nên, nếu mẹ lo lắng trẻ bị chụp X – quang nhiều lần ở đầu hay bộ phận nào đi chăng nữa cũng sẽ đảm bảo được mức độ an toàn cần thiết.

>>Xem thêm: Hoang mang: Chụp X quang rồi mới biết có thai con sinh ra có bị dị tật?

Đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ khi chụp X – quang

Tia X quả thực rất nguy hiểm đối với sức khỏe của con người. Mặc dù quy định trong y khoa rất nghiêm ngặt về: thiết bị bảo hộ, tần suất, bước sóng chụp X – quang. Song bản thân chúng ta cũng cần có hiểu biết cơ bản để bảo vệ bản thân của mình. Nói đúng hơn, các bà mẹ hãy trang bị cho mình kiến thức khi đưa trẻ nhỏ đi chụp X – quang bằng cách:

– Tìm cơ sở khám chữa bệnh uy tín, có trang thiết bị hiện đại, có tấm chì bảo vệ.

– Nơi khám chữa cần có bác sĩ giỏi, có chuyên môn.

– Chụp X – quang hay không cần phải do bác sĩ quyết định. Do vậy, mẹ không nên tự ý đưa bé đi chụp.

Mẹ không nên tự ý cho trẻ chụp X - quang
Mẹ không nên tự ý cho trẻ chụp X – quang

– Nên chủ động nói với bác sĩ về việc trẻ đã từng chụp X – quang bao giờ chưa, thời gian chụp khi nào?

– Trong quá trình chụp X – quang trẻ thường sợ và khóc, khua đạp lung tung… mẹ nên đứng cạnh giữ hoặc động viên tinh thần của trẻ để không ảnh hưởng tới kết quả chụp X – quang.

Hy vọng, với những thông tin Mebeaz.com cung cấp ở trên sẽ giúp các bậc phụ huynh trả lời được câu hỏi trẻ sơ sinh bị chụp X – quang nhiều có hại không? Xin nhắc lại, chụp X – quang ảnh hưởng không nhiều tới sức khỏe. Tuy nhiên, mẹ nên làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, khi nào thực sự cần thiết mới nên chụp. 

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.