Hoang mang: Chụp X quang rồi mới biết có thai con sinh ra có bị dị tật?

0 6.288

Chào bác sĩ, cho em hỏi có thai chụp x quang có sao không ạ? Em mới thử thai và phát hiện có bầu được 4 tuần rồi. Cách đây 2 tuần em bị ngã xe nên đi chụp x quang ở chân. Vậy không biết con em sinh ra có nguy cơ dị tật hay bị sảy thai không ạ? Em đang rất lo lắng.

(Thu Hồng – Nghệ An)

Nội dung chính trong bài

Nhiều mẹ thắc mắc có thai chụp X quang có sao không?
Nhiều mẹ thắc mắc có thai chụp X quang có sao không?

Bác sĩ giải đáp: Có thai chụp x quang có sao không? Có bị dị tật thai nhi không?

Chào bạn Thu Hồng!

Trước tiên chúng tôi cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới các chuyên gia của Mebeaz. Gần đây chúng tôi cũng nhận được nhiều câu hỏi tương tự như của bạn trong đó có các trường hợp có thai chụp X quang ở tay, chân, bụng… Xin được trả lời bạn về vấn đề này như sau:

Tia X là dạng bức xạ có thể ảnh hưởng đến thai kỳ tùy vào nồng độ tác dụng, tuổi thai và thời gian tiếp xúc. Đúng là tia X có thể kèm theo các nguy cơ như ung thư hay dị tật ở thai nhi khi mức độ bức xạ cao. Theo các chuyên gia của Mỹ, các nguy cơ đi kèm khi nhiễm xạ ở thai nhi là:

  • Nguy cơ sảy thai: Phụ nữ mang thai bình thường đã có khoảng 3 – 5% nguy cơ sảy thai tự nhiên kể cả khi chụp X quang hay không. Còn đối với nguy cơ sảy thai do nhiễm xạ chỉ khi nào lượng bức xạ đạt quá 5 rad thì mới chịu ảnh hưởng ( Rad là đơn vị đo lường khả năng hấp thụ tia xạ).
  • Nguy cơ dị tật thai nhi: Đây là câu hỏi nhiều mẹ vẫn thắc mắc có thai chụp x quang có bị tật không? Trong giai đoạn đầu thai kỳ, lượng bức xạ phải đạt trên 50 rad mới gây ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
  • Nguy cơ ung thư phát triển sau này: Nếu chụp X quang với liều bức xạ trên 5 rad thì nguy cơ gây ung thư tăng lên 0,3 – 1%. Nguy cơ này cũng tồn tại vốn có trong mẹ mang thai là 0,3% kể cả khi có tiếp xúc với tia X hay không.
  • Với những bà bầu phơi nhiễm với liều xạ trên 10 rad, bé sau này có nguy cơ giảm khả năng học tập, nhận thức và có bất thường ở mắt.

Vì thế, có thể khẳng định chỉ khi vượt ngưỡng bức xạ cho phép thai nhi mới chịu ảnh hưởng xấu. Còn tia X trong chẩn đoán y khoa bức xạ rất thấp, thấp hơn nhiều lần so với liều gây hại của thai nhi.

Do đó, các chị em không cần quá lo lắng rằng có thai đứng trong phòng chụp X quang có sao không? Hay chụp X quang có ảnh hưởng gì với bé?

Trường hợp của bạn Thu Hồng với bức xạ khi chụp chân – tay mà thai nhi có thể hấp thụ 0,001/ 1 lần chụp, có nghĩa là để đạt liều ảnh hưởng là 5 rad cần 5000 lần chụp. Vậy nên bạn hoàn toàn yên tâm nhé, hãy khám thai và siêu âm định kỳ là cách tốt nhất để chăm sóc và bảo vệ thai nhi.

Đang có thai: Mức độ nhiễm xạ khi chụp một số loại x quang thông thường là bao nhiêu?

Mức độ nhiễm xạ khi chụp X quang thông thường là thấp
Mức độ nhiễm xạ khi chụp X quang thông thường là thấp

Để phụ nữ mang bầu nhận thức được tầm ảnh hưởng của tia X đến sự phát triển của thai nhi. Chúng tôi xin đưa ra thông số bức xạ về chụp X quang khi có thai ở một số bộ phận thông thường như sau:

– Chụp ở răng: ước đoán thai nhi hấp thụ 0,0001/ lần chụp. Để đạt liều lượng gây ảnh hưởng ( 5 rad) cần 50000 lần chụp.

– Chụp đầu: Bức xạ chịu ảnh hưởng là 0,004/ 1 lần chụp. Cần 1250 lần chụp mới đạt liều lượng 5 rad.

– Cột sống cổ: Liều lượng thai nhi hấp thụ là 0,002/ 1 lần chụp, cần 25000 chụp mới chịu ảnh hưởng.

– Ngực: ước đoàn thai nhi hấp thụ là 0,00007/ 1 lần chụp, chụp vú là 0,02/ 1 lần chụp. Tương ứng với số lần chụp để đạt mức độ ảnh hưởng là 71429 và 250 lần chụp.

– Cột sống và thắt lưng: Thai nhi có thể hấp thụ 0,359/ 1 lần chụp. Cần 13 lần chụp mới chịu ảnh hưởng.

– Khung chậu: Cần 125 lần chụp

– Bụng: Cần 20 lần chụp.

Những thông số chúng tôi nêu ra ở trên là để các mẹ không nên quá lo lắng vì lỡ chụp x quang mà không biết có thai. Còn theo các bác sĩ y khoa bà bầu nên hạn chế tiếp xúc với tia X là tốt nhất.

Đang có thai cần làm gì để hạn chế nhiễm xạ khi chụp X quang

Bác sĩ khuyên nên hạn chế chụp X quang khi không có việc gì cần thiết
Bác sĩ khuyên nên hạn chế chụp X quang khi không có việc gì cần thiết

Trong trường hợp chị em đang mang thai mà bị chỉ định chụp X quang để chẩn đoán vấn đề gì cần thiết. Cần phải làm những việc sau:

– Thông báo với bác sĩ là mình đang mang bầu để bác sĩ nhận định xem có cần thiết phải chụp X quang không. Ngoài ra, trong lúc chụp phải sử dụng đến thuốc cản quang thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không?

– Hỏi bác sĩ về sự cần thiết của áo chì che chắn em bé trong bụng.

– Nên để ý tới các vấn đề sức khỏe, để chắc chắn rằng mình không có thai mới đi chụp X quang khám sức khỏe.

– Ngoài ra nhiều mẹ cũng hỏi về vấn đề có thai ngồi gần phòng chụp X quang có sao không? Như chúng tôi chia sẻ ở trên là không có vấn đề gì, tuy nhiên chị em cũng không nên vào trong phòng X quang để giữ con nhỏ để bác sĩ chụp cho bé. Nên nhờ chồng hoặc người nhà làm việc đó là tốt nhất.

Hy vọng, với câu hỏi có thai chụp X quang có sao không của bạn Thu Hồng cũng là lời giải đáp cho nhiều bà bầu nữa. Tuy rằng tia X khi chụp X quang không ảnh hưởng nhiều tới thai nhi nhưng các mẹ cũng cần phải tránh xa, thay vào đó nên ăn uống và thực hiện việc khám thai định kỳ.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.