Trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ: Mách mẹ cách xử lý ngay lập tức!

0 217

Trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ có lẽ không phải là vấn đề quá xa lạ với các gia đình đã và đang nuôi con nhỏ. Bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng sẽ hoang mang khi bé yêu của mình gặp phải tình trạng này. Vậy, trẻ sơ sinh bị trớ nguyên nhân do đâu, biểu hiện thế nào, hướng khắc phục ra sao?

Trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ: Mách mẹ cách xử lý ngay lập tức!
Trẻ sơ sinh bị trớ là một hiện tượng phổ biến

Nội dung chính trong bài

Hiểu, trớ ở trẻ sơ sinh là như thế nào?

Trớ được hiểu là sự di chuyển của chất trào ngược từ dạ dày qua hầu họng và tràn lên miệng với số lượng ít. Tình trạng này diễn ra đơn thuần chỉ là sự co bóp của dạ dày. Đối tượng trẻ sơ sinh là dễ bị trớ nhất.

Với những bé từ 1- 2 tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt thì các van trong dạ dày hoạt động chưa đồng bộ. Lúc này, khi bé bú rất dễ nuốt hơi vào dạ dày. Điều này không chỉ khiến cho trẻ có cảm giác no mà rất dễ bị trớ.

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị trớ, trong đó có 3 nhóm nguyên chính là:

Sai lầm của mẹ trong quá trình ăn uống, chăm sóc bé

  • Trẻ ăn quá nhiều, bú quá no.
  • Mẹ cho bé bú không đúng tư thế, bú bình chưa đúng cách, trẻ nuốt phải nhiều khí vào dạ dày.
  • Quấn tã hoặc băng rốn trẻ quá chặt.
  • Trẻ vừa ăn no đã vội đặt nằm ngay.
Sai lầm của mẹ trong quá trình ăn uống, chăm sóc bé
Cho trẻ ăn quá no là một nguyên nhân khiến trẻ bị trớ

Các bệnh lý nội khoa

  • Trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ cũng có thể do một số chứng bệnh nội khoa gây nên như:
  • Bệnh viêm đường hô hấp trên có thể khiến bé ho có đờm nôn trớ.
  • Bệnh tiêu chảy.
  • Viêm màng não mủ.
  • Rối loạn thần kinh thực vật, điển hình là co thắt môn vị.
  • Bệnh xuất huyết não do bị giảm tỷ lệ Prothrombin.

Các bệnh lý ngoại khoa

Trẻ sơ sinh hay trớ cũng có thể do những bệnh lý ngoại khoa gây nên, điển hình có thể:

  • Bị nôn do xoắn ruột, tắc ruột: Bụng chướng, đi ngoài có máu, dịch dạ dày có màu đen, thường đi kèm với tình trạng nhiễm trùng toàn thân.
  • Do có dị vật đường tiêu hóa: Hiện tượng hẹp tá tràng bẩm sinh, teo thực quản, thoát vị hoành, hẹp phì đại môn vị… Nếu do những nguyên nhân này gây ra thì trẻ thường trớ ngay từ những ngày đầu mới chào đời.

Trong tất cả những nguyên nhân trên thì trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ thường xuất phát từ nguyên nhân hệ tiêu hóa còn non nớt. Hơn nữa, đặc thù của đối tượng trẻ sơ sinh chính là dạ dày nằm ngang, nếu lượng sữa nạp vào quá nhiều rất dễ gây trớ.

Bao giờ trẻ sơ sinh hết trớ?

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây nên tình trạng trớ ở trẻ sơ sinh mà thời gian khắc phục tình trạng sẽ khác nhau.

  • Nếu trẻ nôn trớ do hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện thì theo thời gian, khi trẻ lớn dần lên tình trạng sẽ được cải thiện, mẹ không nên quá lo lắng.
  • Nếu trẻ bị ôn trớ do bệnh lý cần cho trẻ thăm khám càng sớm càng tốt để có hướng khắc phục kịp thời.

Cách xử lý tình trạng trẻ sơ sinh bị trớ an toàn, hiệu quả nhất

Bao giờ trẻ sơ sinh hết trớ? Thì, đó chính là thời điểm mà mẹ xác định được nguyên nhân gây trớ ở bé yêu của mình là gì cũng như tìm được hướng điều trị phù hợp nhất. Căn cứ vào những nguyên nhân mà Mebeaz trình bày ở trên, mẹ có thể cân nhắc và xác định nguyên nhân gây trớ ở bé nhà mình là gì, sau đó có thể tham khảo một số cách xử lý sau:

Trẻ bị trớ do bú mẹ

Cho con bú một cách từ từ, chia làm nhiều cữ bú, tránh tình trạng để trẻ đói quá lâu. Điều này có thể khiến cho trẻ bú quá nhiều trong một lần. 

Riêng với trường hợp trẻ bú bình, mẹ cho trẻ ăn theo nhu cầu nhưng không thấy trẻ bú được nhiều mà pha quá nhiều sữa.

Trẻ bị trớ do bú mẹ
Cho trẻ bú từ từ và chia làm nhiều cữ bú

Trẻ bị trớ do bệnh lý

Nếu trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ kèm theo đó là hiện tượng sốt, đau bụng hay phát ban… thì rất có thể bé đang bị rối loạn tiêu hóa do nhiễm trùng đường ruột, viêm màng não, tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột… Mẹ tuyệt đối không được chủ quan mà nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và có hướng khắc phục kịp thời nhất.

Trẻ bị trớ do chế độ dinh dưỡng

Trong thực tế, trẻ sơ sinh bị trớ cũng có thể do chế độ dinh dưỡng bị thiếu canxi gây nên. Đi kèm với biểu hiện trớ trẻ có thể hay vặn mình, giật mình.

  • Trẻ sơ sinh bú mẹ thì mẹ nên thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm canxi.
  • Trẻ sơ sinh bú bình mẹ nên cân nhắc bổ sung thêm canxi thông qua chọn sữa hay thực phẩm mà hàng ngày bé ăn.

Mách mẹ cách phòng ngừa để trẻ sơ sinh không bị trớ

Để tình trạng trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ không xảy ra, mẹ hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng cách:

  • Không nên cho trẻ ăn quá no, sau khi ăn thì nên vỗ để trẻ ợ hơi rồi mới đặt nằm.
  • Trẻ ăn no không nên để trẻ vận động mạnh, đùa nghịch.
  • Các bữa ăn không nên xếp quá gần nhau, thời gian trung bình giữa các bữa ăn là từ 2.5 – 3 giờ.
  • Mẹ nên massage quanh rốn nhẹ nhàng để việc co bóp dạ dày được giảm, tăng nhu động ruột, giảm chướng bụng và bài tiết phân đều đặn.

Tình trạng trẻ sơ sinh ăn hay bị trớ là một vấn đề mà bất cứ bà mẹ nào cũng phải đối mặt. Mẹ hãy bình tĩnh và xác định nguyên nhân gây bệnh là gì để có hướng khắc phục phù hợp mẹ nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.