Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không? 

0 1.042

Bị ọc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa nhiều lần trong ngày thì có nguy hiểm không? Nguyên nhân do đâu khi sữa ọc sữa thành vòi, chảy ra từ mũi? Mẹ cần xử lý như thế nào?

Nội dung chính trong bài

Bị ọc sữa là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Tìm hiểu: Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa hay nôn trớ là hiện tượng thường gặp ở giai đoạn 1 – 2 tháng tuổi. Bé bú sữa mẹ trực tiếp hoặc bú bình nhưng bị trớ ra khi vừa bú xong, khi nấc cụt, ho hay vặn vẹo người, hoặc trớ ra sữa vón cục, đã được tiêu hóa một phần ở trong dạ dày.

Tùy vào thể trạng, mức độ nghiêm trọng, trẻ sơ sinh có thể ọc sữa thành vòi, chảy ra từ mũi hoặc mồm khiến các bậc phụ huynh không khỏi lo lắng. 1 số trường hợp nhẹ hơn, trẻ chỉ trớ lên tới cổ rồi tự nuốt xuống hoặc chỉ trớ một chút ra khóe miệng.

Vậy nguyên nhân do đâu và tình trạng ọc sữa này có nguy hiểm không? Theo dõi tiếp phần dưới bài viết để có câu trả lời nhé!

Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh là gì?

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có thể do nhiều nguyên nhân:

Nguyên nhân sinh lý

– Trẻ sơ sinh hệ tiêu hóa vẫn còn non yếu, dạ dày nhỏ, lại nằm ngang và cao hơn so với người lớn nên khi bé ăn no quá hay thay đổi tư thế đột ngột sẽ dễ bị ọc sữa.

– 1 số trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa thành vòi do bú sữa công thức, loại sữa này lâu tiêu hóa hơn sữa mẹ nên nằm lại trong dạ dày lâu hơn, khiến bé đầy bụng và dễ bị trớ ra ngoài.

– Việc bú nhanh quá, nuốt nhiều không khí sau đó bị nấc cụt cũng khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều lần trong ngày. Trường hợp này thường xảy ra ở những bà mẹ chưa có kinh nghiệm nuôi con, không kiểm soát được tốc độ bú của bé, dễ khiến con bị sặc sữa. 

– Ngoài ra, trẻ sơ sinh bú sữa mẹ là thức ăn dạng lỏng nên cũng dễ bị ọc ra ngoài khi mẹ thay đổi tư thế. 

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị ọc sữa
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa do sinh lý bình thường

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có thể do bệnh lý

Mắc 1 số bệnh lý sau đây cũng có thể khiến trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa nhiều lần trong ngày:

– Hẹp phì đại môn vị: Là do phì đại lớp cơ môn vị gây hẹp tắc môn vị. Trẻ thường ọc sữa liên tục sau khi ăn, ọc nhiều lần, ọc sữa thành vòi. Chất nôn là sữa hoặc sữa đông vón đọng lâu trong dạ dày. Tình trạng này xảy ra ở các bé trai nhiều hơn.

– Trào ngược dạ dày thực quản: Là hiện tượng thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản. Trẻ sơ sinh bị ọc sữa sau bữa ăn, khi nằm hoặc khi khóc. Số lượng chất nôn ít, chất nôn thường là sữa mới ăn vào, đôi khi có màu nâu.

– Lồng ruột: Trẻ có triệu chứng ọc sữa nhiều lần trong ngày, kèm theo khóc từng cơn dữ dội, mặt tái xanh, có thể đi tiêu nhày máu sau đau bụng khoảng 6 giờ. Bệnh thường gặp ở trẻ trai bụ bẫm, dưới 24 tháng tuổi, nhiều nhất ở trẻ 3 – 6 tháng tuổi. 

– Các bệnh lý khác: Nhiễm khuẩn tiêu chảy, viêm mũi họng, viêm phổi, viêm màng não… hay một số bệnh như tắc ruột, viêm ruột non hoại tử…khiến cơ thể bé khó chịu, ốm yếu cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ọc sữa nhiều lần trong ngày.

Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có thể do bệnh lý
Trẻ sơ sinh bị ọc sữa có thể do nhiều bệnh lý liên quan đến dạ dày

Trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh không hiếm gặp. Tuy nhiên, nếu kéo dài không có cách xử lý sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Cơ thể không hấp thu đủ chất dinh dưỡng sẽ dẫn đến còi cọc, chậm tăng cân.

Bé bị ọc sữa cũng sẽ cảm thấy khó chịu, quấy khóc khi mẹ lúng túng, không biết cách xử lý. Đó là chưa kể đến việc ọc sữa nhiều lần trong ngày có thể là do bệnh lý: dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng. Trẻ ọc sữa liên tục dù không bú, hoặc bị ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra… Nếu không đi khám để chữa trị có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

Vậy mẹ nên xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa thành vòi?

Như đã nói ở trên thì trẻ sơ sinh bị ọc sữa có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý. Mẹ cần hết sức bình tĩnh để xử lý.

– Trường hợp ọc sữa do sinh lý thì không cần quá lo lắng. Mẹ chỉ cần thực hiện 1 số thay đổi sau:

  • Vì dạ dày của trẻ còn bé nên mẹ có thể chia nhỏ các cữ ăn, cho ăn vào khung giờ nhất định. Không cho bé ăn quá no.
  • Sau khi cho bú xong không nên cười đùa, chọc ghẹo bé, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Nếu bé có biểu hiện bị ợ hơi sau khi bú thì cần vỗ ợ hơi cho bé để khắc phục ngay, tránh bị ọc sữa.
  • Để trẻ sơ sinh không bị ọc sữa, mẹ nên ngồi để cho bé bú. Với những trẻ bú bình, nên giữ cho bình sữa nghiêng 45 độ, sao cho sữa luôn ngập cổ bình, không để khí đi vào dạ dày bé.
  • Kiểm soát tốc độ bú của bé bằng cách dùng hai ngón tay kẹp núm vú lại để sữa chảy chậm hơn nếu mẹ nhiều sữa.
  • Những bé dùng sữa công thức mẹ có thể dùng đến sữa thủy phân để bé dễ tiêu hóa sữa hơn.

Vậy mẹ nên xử lý như thế nào khi trẻ sơ sinh hay bị ọc sữa thành vòi?

– Trường hợp trẻ sơ sinh bị ọc sữa do mắc bệnh lý. Biểu hiện là ọc sữa nhiều lần trong ngày, ọc sữa ngay cả khi không bú, bé quấy khóc thường xuyên, kèm ho, sốt, chảy nước mũi hoặc đi ngoài phân bất thường… Mẹ cần cho bé đi khám bác sĩ gấp để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. 

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích về hiện tượng ọc sữa ở trẻ sơ sinh. Nguyên nhân do sinh lý bình thường hoặc mắc bệnh lý cũng đều ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ nếu không khắc phục kịp thời. Vì vậy, mẹ cần bình tĩnh theo dõi để xử lý nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.