Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi khi giao mùa: cách khắc phục không cần thuốc

0 156

Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi là hiện tượng khá phổ biến gặp phải hiện nay, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa. Trẻ sơ sinh 1, 2, 3, 4 tháng cho tới 1 tuổi bị ho có đờm kèm sổ mũi nếu không có hướng điều trị sớm hoàn toàn khiến cho cơ thể trẻ mệt mỏi, biếng ăn, chậm tăng cân.

Vậy, nguyên nhân nào khiến cho trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm sổ mũi? Hướng khắc phục an toàn nhất mà các mẹ thường áp dụng là gì?

Nội dung chính trong bài

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Ho được đánh giá là hiện tượng sinh lý bình thường có tác dụng bảo vệ cơ thể cũng như hàm sạch đường hô hấp và giúp tống đờm, các dịch tiết ra ngoài. Nhưng, tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi mẹ cũng không nên xem nhẹ. Nó có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý nguy hiểm như: viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, viêm đường hô hấp, viêm tai giữa… Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?

Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi
Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

– Do trẻ bị nhiễm khuẩn, virus gây cảm cúm, cảm lạnh.

– Hệ hô hấp của trẻ còn quá non nớt và rất dễ bị dị ứng bởi các tác động từ môi trường bên ngoài.

– Thời tiết thay đổi khiến cho sức đề kháng của bé giảm.

– Do hít phải khói thuốc của người lớn.

– Trẻ mắc các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp như: viêm phế quản, viêm họng, viêm tai…

Đặc biệt, với những trẻ 1 tuổi bị ho có đờm và sổ mũi trở xuống thì tỉ lệ mắc bệnh rất cao. Vì thế, cha mẹ cần quan tâm và có hướng phòng tránh cho bé hiệu quả.

Một phương pháp dân gian điều trị trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi

Các phương pháp dân gian điều trị ho cho trẻ sơ sinh thực tế vẫn cần phải có sự tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia y tế có kinh nghiệm. Nếu chủ quan, mẹ hoàn toàn có thể  khiến tình trạng bệnh của trẻ có xu hướng nghiêm trọng hơn do áp dụng sai công thức.

Mebeaz giới thiệu tới các mẹ một số phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay:

Một phương pháp dân gian điều trị trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi
Quất hấp đường phèn – bài thuốc được nhiều mẹ áp dụng

– Lá hẹ xay nhuyễn thêm chút đường phèn, mang hấp cách thủy và cho trẻ dùng. Mỗi ngày sử dụng 3 – 4 lần, mỗi lần 1 – 2 thìa. Trẻ 4 tháng bị ho có đờm và sổ mũi thì có thể sử dụng cách này, với những trẻ dưới 3 tháng tuổi nên hỏi ý kiến bác sĩ.

– Quất xanh rửa sạch, cắt ngang, để cả hạt và vỏ; trộn đều với đường phèn và hấp cách thủy cho tới khi chín. Dằm quất ra và lấy nước này cho bé uống mỗi lần 1 – 2 thìa, uống nhiều lần trong ngày.

– Chuẩn bị 1 quả lê nhỏ, 3 tép tỏi, 1 nhánh gừng, vài hạt muối, đường phèn. Đem hấp cách thủy và dùng nước này cho con uống hàng ngày.

>> Mẹ xem ngay: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm có nên tắm không? 

Mẹ lưu ý: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi từ một tuổi trở xuống được khuyến cáo không dùng mật ong. Trong nhiều bài thuốc dân gian có thành phần là mật ong cần phải hết sức cẩn trọng. Tuyệt đối không được lạm dụng vì có thể mang tới những tác động không tốt cho sức khỏe của trẻ.

Khi nào trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm sổ mũi cần đi gặp bác sĩ?

Trong một số trường hợp nhất định, trẻ bị ho có đờm kèm sốt mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Đặc biệt, khi sức đề kháng của trẻ kém, ho nhiều, dai dẳng đến mức ăn ngủ khó khăn, nôn mửa, ho chảy nước mắt,… thì cần phải thăm khám càng sớm càng tốt.

Nếu không sớm can thiệp và để tình trạng này có xu hướng kéo dài sẽ khiến cho bệnh tình có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Trẻ hoàn toàn có thể biến chứng sang những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng tới tính mạng.

Khi nào trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm sổ mũi cần đi gặp bác sĩ?
Nếu trẻ ho lâu kèm sốt thì nên thăm khám sớm

Hướng dẫn mẹ cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm sổ mũi

Đối với trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi thì việc chăm sóc của mẹ là vô cùng quan trọng. Mẹ nên bỏ túi cho mình một số cách chăm sóc bé ngay tại nhà như sau:

– Thường xuyên vệ sinh mũi cho con bằng nước muối: Giữ sạch mũi là điều cực kỳ quan trọng để có thể điều trị ho và sổ mũi dứt điểm. Mẹ nên mua loại nước muối sinh lý dành riêng cho trẻ tại các cửa hàng thuốc. Không nên tự ý pha rồi nhỏ vào mũi trẻ vì nếu pha không đúng tỉ lệ sẽ không tốt cho sức khỏe trẻ.

– Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường: Sẽ không thể nào điều trị dứt điểm được tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm kèm sổ mũi nếu như mẹ không giữ gìn vệ sinh môi trường sống cũng như vệ sinh sạch sẽ cơ thể bé. Chỉ cần bàn tay nhỏ bé bị bẩn thì có thể lây lan bệnh tới mắt mũi miệng, các bệnh đường hô hấp cũng vì thế mà có cơ hội phát triển.

Giữ vệ sinh cơ thể và môi trường
Đảm bảo vệ sinh không gian sống cũng như cơ thể trẻ sạch sẽ

– Xông hơi tinh dầu: Dùng một bát nước nhỏ và cho vào đó 2 – 3 giọt tinh dầu khuynh diệp, dầu tràm. Với thành phần Cineol sẽ giúp cho bé được thông mũi cũng như tình trạng chảy nước mũi được cải thiện.

>> Xem ngay: “Bỏ túi” 5 cách chữa ho có đờm cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi

– Tạo độ ẩm cho không khí: Độ ẩm không khí tăng cao sẽ giúp cho dịch nhầy nhanh chóng loãng ra và trẻ sẽ không còn cảm giác khó chịu. Có nhiều cách để tăng độ ẩm không khí trong nhà như: dùng máy tạo độ ẩm không khí, để một chiếc khăn ướt to hay một chậu nước.

– Massage lòng bàn chân bé bằng tinh dầu tràm: Việc massage lòng bàn chân bé bằng tinh dầu tràm cũng là một cách vô cùng hữu ích giúp cho bé có thể giảm ho, thở dễ hơn. Mẹ chỉ cần lấy một lượng vừa phải tinh dầu tràm và xoa vào lòng bàn chân bé, chà xát để làm nóng gan bàn chân. Dùng tay ấn mạnh vào huyệt dũng tuyền để giúp cho khí huyết có thể lưu thông xuống phía dưới cũng như tạo hiệu ứng giáng khí.

Tình trạng trẻ sơ sinh bị ho có đờm và sổ mũi mẹ hoàn toàn có thể khắc phục một cách nhanh chóng và hiệu quả bằng những phương pháp dân gian hay chăm sóc tại nhà. Chắc chắn rằng, nếu bạn chuẩn bị cho mình những kiến thức và kỹ năng chăm sóc bé thì hoàn toàn có thể giải quyết tình trạng này mà không cần dùng thuốc.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.