Mẹ cần biết: Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm da và cách xử lý nhanh chóng

0 87

Trẻ sơ sinh bị viêm da nếu không được xử lý kịp thời sẽ dẫn đến những tổn thương nhất định, khiến bề mặt da bé bị lở loét, nổi mẩn, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như yếu tố thẩm mỹ. Vậy mẹ phải làm sao để nhận biết và xử lý nhanh chóng? Câu trả lời sẽ có ngay trong bài viết dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Viêm da ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị viêm da

Tìm hiểu: Viêm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Viêm da ở trẻ sơ sinh là thuật ngữ chung để chỉ những phản ứng của da đối với tác nhân bên ngoài, chủ yếu là các bệnh liên quan đến cơ địa dị ứng. Viêm da có thể tự khỏi nếu điều trị kịp thời, chăm sóc đúng cách, nếu không sẽ trở nặng và gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Trẻ sơ sinh bị viêm da có thể do nhiều nguyên nhân: Trước hết là do làn da mỏng manh, nhạy cảm của bé, dễ bị tác nhân gây bệnh tấn công, do mẹ vệ sinh không sạch sẽ, hăm tã, quấn tã quá lâu, nhiễm khuẩn từ nguồn nước, hoặc do nhiệt độ quá nóng, không khí lạnh, khô khiến da mất độ ẩm tự nhiên và dễ bị kích ứng…

Viêm da ở trẻ sơ sinh cũng có nhiều loại: viêm da mủ, viêm da dị ứng, viêm da cơ địa, viêm da dầu (tiết bã nhờn), viêm da thể tạng (chàm)….

Viêm da ở trẻ sơ sinh là gì?

Dấu hiệu nhận biết viêm da ở trẻ sơ sinh

Các dấu hiệu nhận biết viêm da ở trẻ sơ sinh được chia theo từng giai đoạn:

Giai đoạn viêm da cấp tính ở trẻ sơ sinh

Xuất hiện các mụn nước tập trung thành từng đám trên bề mặt da đỏ, chủ yếu là ở má và trán, kèm triệu chứng phù nề, chảy nước, khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu.

Giai đoạn bán cấp

Tổn thương trên da ít phù hơn, da bắt đầu khô, ít phù và ít ngứa hơn. Điều này có thể khiến nhiều mẹ nhầm tưởng là bé sắp khỏi nhưng thực chất lại không phải. Mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ da liễu sớm.

Giai đoạn viêm da mãn tính ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị viêm da ở giai đoạn mãn tính bắt đầu có hiện tượng bong tróc vảy, da dày lên, tình trạng ngứa nghiêm trọng hơn, khiến bé quấy khóc nhiều hơn. Tổn thương trên bề mặt da bé nghiêm trọng hơn, việc điều trị ở giai đoạn này cũng trở nên khó khăn hơn.

Dấu hiệu nhận biết viêm da ở trẻ sơ sinh

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị viêm da

Trẻ sơ sinh bị viêm da nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng bội nhiễm, gây mủ, đau rát, lở loét ở vùng da bị tổn thương.

Biến chứng gây viêm nhiễm ở vùng mặt, đầu, cổ – nơi tập trung nhiều mạch máu, gần hệ thần kinh. Khi bị nhiễm trùng có thể gây viêm tắc tĩnh mạch não và để lại di chứng khó có thể khắc phục, thậm chí nguy hiểm tới tính mạng.

Vì vậy, khi bé có những dấu hiệu bị viêm da như chúng tôi kể trên, hay đơn giản nhất là những vết nổi mẩn bất thường, lâu ngày không hết trên da, mẹ cần đưa bé đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân, loại viêm để có biện pháp xử trí kịp thời.

Không kéo dài thời gian hay tự ý điều trị tại nhà, bôi các loại thuốc không rõ nguồn gốc, không theo chỉ định của bác sĩ. Việc tắm lá cũng cần hết sức thận trọng vì nó chỉ có tác dụng làm sạch thông thường, không giúp điều trị bệnh, thậm chí có nguy cơ gây bội nhiễm.

Ngoài ra, khi trẻ sơ sinh bị viêm da, mẹ nên:

  • Vệ sinh da bé sạch sẽ, có thể rửa bằng nước trà xanh.
  • Thay tã, bỉm cho bé thường xuyên. Giữ da ở vùng quấn tã thoáng mát, hạn chế mặc tã nhiều. Tốt nhất nên chọn những loại thấm hút tốt, mềm mại.
  • Khi tắm cho bé cần chọn loại sữa tắm diệt khuẩn có độ pH phù hợp, tránh gây kích ứng. Tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  • Rửa bằng thuốc tím pha loãng để ngăn ngừa nguy cơ viêm da ở trẻ sơ sinh.
  • Thoa thuốc chống nhiễm trùng theo toa kê của bác sĩ.
  • Cho bé uống kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ khi cần thiết.

Tóm lại, trẻ sơ sinh bị viêm da không phải là tình trạng hiếm gặp và hoàn toàn có cách xử lý. Mẹ cần chú ý theo dõi các biểu hiện và đưa bé đi khám bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.