Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào và chế độ ngủ khoa học ra sao?

0 43

Nhiều mẹ bầu cũng như các mẹ lần đầu làm mẹ gửi câu hỏi về cho chúng tôi thắc mắc vấn đề trẻ sơ sinh ngủ như thế nào hay chế độ ngủ của trẻ sơ sinh ra sao. Bài viết sau chúng tôi sẽ giúp các bạn lý giải 2 câu hỏi đó và đưa ra cách giúp con có một giấc ngủ ngon. Các bạn cùng theo dõi nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?

Giấc ngủ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe không chỉ đối với trẻ sơ sinh mà với cả người lớn. Nó giúp thư giãn dây thần kinh và giúp não bộ phát triển tốt hơn, làm cho tinh thần thoải mái,… Vậy trẻ sơ sinh đi vào giấc ngủ và tỉnh giấc như thế nào?

Trẻ mới sinh đến 1 tháng tuổi sẽ ngủ suốt cả ngày lẫn đêm. Hầu như bé chỉ tỉnh giấc khi thấy đói, muốn đi tiểu tiện, đại tiện,,… Khi các hoạt động đó diễn ra xong xuôi thì bé lại đi vào giấc ngủ một cách nhanh chóng. Thời gian này nên để trẻ sơ sinh ngủ theo nhu cầu vì con cũng chưa phân biệt được ngày đêm. 

Trẻ sơ sinh ngủ như thế nào?
Trẻ sơ sinh ngủ và thức dậy như thế nào?

Sau giấc ngủ của bé là việc bé tỉnh giấc. Có rất nhiều kiểu tỉnh giấc khác nhau tuy nhiên phổ biến là quá trình được diễn ra như sau:

  • Ban đầu bé mở mắt nhìn và vẫn nằm im. 
  • Sau đó thực hiện các cử động như tìm vú, đưa tay vào miệng,.. và tỉnh táo hơn. 
  • Cuối cùng khi không được đáp ứng nhu cầu ăn của mình, bé sẽ khóc to. Vì thế, mẹ nên quan sát và cho con bú trước khi con khóc.

Chế độ ngủ của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời khoa học

Thực tế thì thời gian ngủ của mỗi trẻ sơ sinh là khác nhau vì nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, giờ ăn, thói quen sinh hoạt của gia đình,…. Các mẹ cùng nắm những đặc điểm sinh lý tương ứng với chế độ ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi sau đây để chăm sóc con tốt hơn nhé!

Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

Đặc điểm sinh lý của trẻ từ 0 – 1 tháng tuổi

Trẻ mới chào đời chưa quen với cuộc sống ngoài tử cung của mẹ với quá nhiều ánh sáng nên con thường có xu hướng nhắm mắt ngủ. Trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi cũng chưa thể phân biệt được ngày và đêm. Hãy nhờ tới người thân cùng chăm sóc con để mẹ cũng có thể nghỉ ngơi, hồi phục sức khỏe.

Thời gian trẻ sơ sinh ngủ trung bình

  • Giai đoạn trong tháng thời gian ngủ của trẻ sẽ rơi vào khoảng 15 – 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày. Trong đó, trẻ sẽ ngủ khoảng 8 – 9 giờ ban ngày và 8 giờ ban đêm.
  • Thời gian thức của con khá ngắn, thường là 20 – 30 phút, tối đa là 45 phút.
  • Ban ngày mẹ cũng không nên cho con thức quá 2,5 giờ đồng hồ vì sẽ ảnh hưởng đến giấc ngủ ban đêm của con.
  • Ở giai đoạn này trẻ sơ sinh ngủ không nên trên 3 giờ đồng hồ vì sẽ khiến con quá đói. 
Chế độ ngủ của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời khoa học
Trẻ sơ sinh từ 0 – 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh từ 1 – 3 tháng tuổi

Đặc điểm sinh lý về giấc ngủ của trẻ từ 1 – 3 tháng tuổi

Thời gian này trẻ vẫn chưa phân biệt được ngày và đêm nên hay khóc vào ban đêm. Mẹ có thể bắt đầu tập cho bé cách phân biệt ngày đêm để hoàn chỉnh đồng hồ sinh học của bé sao cho phù hợp với nhịp sinh hoạt của gia đình. Sau đó giấc ngủ đêm của bé có thể kéo dài đến 6 giờ đồng hồ.

Thời gian trung bình trẻ sơ sinh ngủ

Cơ chế ngủ của trẻ sơ sinh giai đoạn này có sự thay đổi về thời gian ban ngày và ban đêm. Ban ngày được chia làm 3 – 4 giấc ngủ ngắn, tổng thời gian trẻ ngủ vẫn là khoảng 15 – 17 tiếng mỗi ngày.

  • Đối với trẻ từ 1 – 2 tháng tuổi ngủ khoảng 8,5 – 10 giờ vào ban ngày và 6 – 7 giờ ban đêm.
  • Đối với trẻ trong tháng thứ 3, bé sẽ ngủ khoảng 10 giờ vào ban đêm và 5 giờ ban ngày.

Lưu ý: Để giúp trẻ sơ sinh ngủ khoa học phải giúp con phân biệt ngày và đêm, mẹ có thực hiện cách sau ngay từ khi con được 2 tuần tuổi:

  • Ban ngày: Chơi với bé nhiều hơn, đảm bảo phòng ngủ nhiều ánh sáng, không nhất thiết phải lo lắng về chuông điện thoại, tiếng tivi, máy giặt, đặc biệt đánh thức bé dậy nếu như con đang vừa ngủ vừa bú.
  • Ban đêm: Giữ phòng tối (ánh sáng dịu nhẹ), giữ không gian yên tĩnh,…
Chế độ ngủ của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời khoa học
Trẻ sơ sinh từ 1 – 3 tháng tuổi nên tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm

Trẻ sơ sinh từ 3 – 6 tháng tuổi

Đặc điểm sinh lý của trẻ

Trẻ càng lớn thì thời gian ngủ của con càng giảm, tăng thời gian thức lên để phục vụ cho các nhu cầu khám phá xung quanh của con. 

Thời gian ngủ trung bình

Thời điểm này con cũng chỉ ngủ đến 15 giờ/ngày. Thời gian thức được kéo dài lâu hơn khoảng 1 – 2 giờ đồng hồ. Nếu như mẹ điều chỉnh được đồng hồ sinh học của con theo như mong muốn thì đêm con ngủ sẽ ít quấy khóc hơn.

Chế độ ngủ của trẻ sơ sinh trong 6 tháng đầu đời khoa học
Trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi sẽ ngủ ít đi và chơi nhiều hơn

Qua chế độ ngủ của trẻ sơ sinh, các mẹ biết được trẻ sơ sinh ngủ trong khoảng thời gian ban ngày và ban đêm như thế nào ở từng độ tuổi. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các mẹ không còn lo lắng hay bất an về bất cứ vấn đề gì trong giấc ngủ của trẻ. Chúc các mẹ luôn khỏe và các bé hay ăn chóng lớn!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.