Trả lời: Trẻ sơ sinh có nên nằm võng không? Giật mình hiểm họa từ võng

0 3.937

Bác sĩ cho em hỏi, trẻ sơ sinh có nên nằm võng không ạ? Con em được 9 tháng rồi. Bé rất khó ngủ nhưng lên võng đung đưa mấy cái là bé ngủ liền. Em đang phân vân rằng nằm võng như thế có ảnh hưởng tới cột sống của trẻ không? Bác sĩ giúp em kiểm chứng những thông tin này với ạ. Em cảm ơn!

Thanh Huyền (Hoàng Mai – Hà Nội)

Nội dung chính trong bài

Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không

Giải đáp: Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không?

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi tới các chuyên gia của Mebeaz. Cho trẻ sơ sinh nằm nôi hay võng là một thói quen có từ rất lâu đời của các gia đình người Việt.

Ưu điểm của việc nằm vòng là mát và thông thoáng. Đặc biệt khi nằm trong võng, trẻ sẽ thấy như được ôm ấp, chuyển động đung đưa rất dễ đưa con vào giấc ngủ. Lâu dần, võng chính là giải pháp ru con ngủ cực hữu hiệu.

Tuy nhiên, với những trẻ sơ sinh dưới 3 tuổi, hệ xương vẫn còn non yếu, rất dễ bị biến động bởi các tác nhân bên ngoài. Nếu cho trẻ nằm võng nhiều sẽ ảnh hưởng tới cột sống của bé. Do đó, đối với câu hỏi trẻ sơ sinh có nên nằm võng không của bạn Thanh Huyền vì cháu nhỏ nhà bạn mới được 9 tháng tuổi nên chúng tôi khuyên là  không nên cho con nằm võng nhiều vào thời gian này.

Tác hại của việc cho trẻ sơ sinh nằm võng sớm

Nằm võng sớm có thể ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh
Nằm võng sớm có thể ảnh hưởng tới trẻ sơ sinh

Câu hỏi đặt ra là trẻ sơ sinh nằm võng nhiều có hại không và ảnh hưởng như thế nào?

Tùy vào từng trường hợp và có thể điểm qua một số ảnh hưởng của việc cho con nằm võng sớm như:

– Trẻ nằm võng nhiều có nguy cơ ảnh hưởng tới cột sống, tim và phổi: Do võng không phải là một mặt phẳng nên khi nằm cột sống của trẻ không được nâng đỡ dễ bị cong vẹo. Mặt khác, lồng ngực sẽ trở nên khó thở hơn vì lưng bị gù xuống, kéo theo các bệnh lý về tim và phổi.

– Thần kinh vận động của trẻ kém phát triển: Khi nằm võng, các động tác như trườn, lật, bò, nhoài… bị hạn chế. Do đó con sẽ kém linh hoạt hơn, giảm khả năng tiếp thu và nhận thức.

– Ức chế dây thần kinh: Đôi khi không phải vì trẻ thích nằm võng mà việc đung đưa, rung lắc khiến con mệt và chìm vào giấc ngủ. Vậy nên con sẽ ngủ không sâu giấc, hay giật mình. Ảnh hưởng tới sự phát triển của não bộ.

– Nguy cơ ngạt thở: Trẻ có thể nằm nghiêng sang 1 bên nhưng không thể quay người lại được. Hoặc đầu bị đặt lên quá cao, lưng cong lại khiến cằm bị đẩy về phía ngực làm cho trẻ khó thở hơn. Nếu mẹ không để ý, có thể khiến cho trẻ tử vong. Đây là một trong những lý do trả lời cho câu hỏi trẻ sơ sinh nằm võng nhiều có tốt không?

– Các ngón tay, chân của trẻ có thể mắc kẹt vào các mắt võng.

– Những trẻ lớn hơn có thể lăn xuống đất và bị thương.

– Trẻ sẽ có nguy cơ phụ thuộc vào võng: Theo các chuyên gia, không nên cho trẻ ngủ có sự chuyển động, đung đưa trong những năm tháng đầu tiên. Vì sau này con sẽ trở nên phụ thuộc vào võng. Không có võng con sẽ không ngủ được.

Chính vì những tác hại và nguy cơ chia sẻ ở trên, việc trẻ sơ sinh có nên nằm võng nhiều không cần phải xem xét tới độ tuổi và cách làm của người lớn.

Khi nào trẻ được nằm võng? Mách mẹ sử dụng võng đúng cách cho trẻ sơ sinh

Tốt nhất hãy cho trẻ sơ sinh nằm võng khi con được 3 tuổi trở lên
Tốt nhất hãy cho trẻ sơ sinh nằm võng khi con được 3 tuổi trở lên

Tốt nhất hãy cho con nằm võng khi trẻ được 3 tuổi trở lên và cũng không cho con nằm quá lâu. Trường hợp cần thiết lắm mới được cho trẻ sơ sinh trên 3 tháng nằm võng, nhưng mẹ cần cho trẻ sơ sinh nằm võng đúng cách và tuân thủ những quy tắc sau:

– Luôn phải có người kế bên khi con nằm trên võng.

– Lót đệm hoặc chiếu lên võng để đặt dưới lưng của con.

– Luôn đặt bé nằm trong võng ở tư thế ngửa, không đặt nằm sấp hoặc nằm nghiêng.

– Nên cho trẻ nằm võng vào những giấc ngủ ngắn vào ban ngày. Không được để bé ngủ qua đêm trên võng.

– Không nên đung đưa, rung lắc võng quá lâu tránh ảnh hưởng tới thần kinh của bé.

– Nên đặt bé nằm chéo so với chiều võng để lưng con được nâng đỡ.

– Nên có vật dụng chắn võng để bé không bị té ngã khi lật người.

– Không đặt bất cứ gối hoặc chăn xung quanh khi cho con nằm võng.

– Đặc biệt, nhà có con lớn hơn không nên cho nằm chung vào võng của em.

Tóm lại, có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng không phụ thuộc vào tuổi đời của con, ngoài ra người lớn cũng phải theo dõi và quan sát khi con nằm trên võng để không xảy những hậu quả nghiêm trọng.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.