Mẹ cần biết: Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

0 617

Các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh không chỉ có bệnh về ngoài da mà còn một số bệnh về đường tiêu hóa, đường hô hấp. Điều kiện thời tiết lạnh giá lại càng tạo cơ hội cho nhiều bệnh hình thành, phát triển.

Do sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu nên ngay cả những bệnh lý vô cùng đơn giản cũng có thể đe dọa đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ. Bởi vậy, việc làm cần thiết là cha mẹ phải nắm được kiến thức về một số bệnh lý thường gặp và cách xử lý, sơ cứu kịp thời, để tránh những hậu quả đáng tiếc.

Nội dung chính trong bài

Các bệnh lý về ngoài da thường gặp ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh có làn da mỏng manh, dễ bị kích ứng khi có tác động từ bên ngoài môi trường. Một số yếu tố khác từ bên trong cơ thể cũng là nguyên nhân khiến em bé của cha mẹ dễ mắc nhiều bệnh ngoài da.

Mụn trứng cá: Bệnh lý ngoài da thường gặp ở 20% trẻ sơ sinh

– Triệu chứng nhận biết: Xuất hiện các mụn nhỏ li ti ở vùng trán, mặt, chân, tay của trẻ sơ sinh sau. Mụn trắng, đôi khi hơi tấy đỏ. Triệu chứng kéo dài từ vài tuần đến vài tháng sau sinh.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Bệnh mụn trứng cá thường gặp ở trẻ sơ sinh

– Nguyên nhân: Mụn trứng cá còn được gọi là nang kê, mụn sữa, là một trong các bệnh lý về ngoài da rất phổ biến ở trẻ sơ sinh (khoảng 20% trẻ bị bệnh này). Nguyên nhân xuất hiện do trẻ bị phì đại tuyến bã khi nhận các hormone từ người mẹ.

– Điều trị: Hầu hết bệnh tự thuyên giảm, sau đó chấm dứt mà không cần điều trị. Cha mẹ chú ý không được chà xát hay bôi bất kỳ một loại kem nào lên da trẻ. Tắm cho trẻ bằng nước ấm, có thể sử dụng sữa tắm dưỡng ẩm chuyên dụng cho trẻ sơ sinh và lau khô người trẻ bằng khăn xô.

Đưa trẻ đi khám bác sĩ khi các triệu chứng bệnh kéo dài, trẻ có dấu hiệu mẩn đỏ, khó chịu, bỏ bú, quấy khóc.

Viêm da thể tạng

– Triệu chứng nhận biết: Trên da xuất hiện nhiều nốt đỏ, khô, trẻ ngứa ngáy, thường xuyên quơ tay lên mặt để gãi. Một số trường hợp khác mụn có dấu hiệu rỉ nước.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Nhận biết bệnh viêm da thể tạng

– Nguyên nhân: Bệnh xảy ra nhiều khi trẻ ở độ tuổi 3 – 6 tháng. Nguyên nhân gây bệnh còn khá mơ hồ, nhưng có thể liên quan đến di truyền và thói quen vệ sinh sạch sẽ thái quá của cha mẹ.

– Điều trị: Nên đưa trẻ đi khám từ sớm để bác sĩ định hướng điều trị. Tại nhà, cha mẹ thường xuyên tắm rửa, vệ sinh cho trẻ, nhưng chỉ ở mức vừa phải. Đa phần bệnh sẽ thuyên giảm và tự hết khi trẻ lớn lên.

Mề đay

– Triệu chứng nhận biết: Trên da xuất hiện những nốt mẩn đỏ như muỗi đốt và rất ngứa.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Bệnh mề đay là một trong số những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh

– Nguyên nhân: Là một trong số các bệnh lý về ngoài da thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh, gặp tại nhiều thời điểm khác nhau. Nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố, phổ biến là dị ứng với protein trong sữa công thức.

– Điều trị: Cố gắng cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ xen kẽ cho đến khi được 24 tháng tuổi. Đưa trẻ đến khám bác sĩ từ sớm. Tại nhà cố gắng tắm rửa, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ.

Rôm sảy: Bệnh ngoài da thường gặp nhất vào mùa hè

– Triệu chứng nhận biết: Nổi mụn nhỏ ở trán, cổ hay tại các nếp gấp ở tay, chân. Mụn thành từng tảng, màu đỏ.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Rôm sảy ở trẻ sơ sinh

– Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện ở trẻ nhỏ mọi lứa tuổi. Nguyên nhân do thời tiết nóng bức hoặc cha mẹ để con mặc quần áo quá bí bách.

– Điều trị: Làm mát cho trẻ bằng quạt mát, điều hòa hoặc đưa trẻ ra nơi thoáng khí. Cho trẻ mặc quần áo thoải mái, rộng rãi. Không tự ý bôi thuốc cho trẻ.

Hăm tã

– Triệu chứng nhận biết: Xuất hiện vùng ửng đỏ, mụn nước ở mông và xung quanh vùng kín của trẻ. Nếu không chữa nhanh bệnh sẽ ngày càng nặng, khiến trẻ rất ngứa và đau.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Hăm tã ở trẻ sơ sinh

– Nguyên nhân: Là một trong những bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất. Nguyên nhân do cha mẹ cho trẻ đóng bỉm quá nhiều trong thời gian dài cộng với vệ sinh kém.

– Điều trị: Hạn chế cho trẻ đóng bỉm đến mức tối đa, nhất là vào mùa hè. Thay bỉm ngay sau khi trẻ đi nặng và thường xuyên thay bỉm sau khi trẻ đi nhẹ. Vệ sinh sạch sẽ vùng mông, bẹn bằng nước ấm, sau đó lau khô.

Vàng da: Bệnh ngoài da gặp ở 80% trẻ sinh non

– Triệu chứng nhận biết: Da trẻ chuyển màu vàng, không hồng hào như thường lệ.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Bệnh vàng da thường gặp ở trẻ sơ sinh

– Nguyên nhân: Bệnh xuất hiện ở trẻ mới sinh và tự hết sau khoảng 2 tuần. Nguyên nhân do chất bilirubin trong máu thấm vào da trẻ. Bệnh xảy ra ở 25 – 50% trẻ đủ tháng và 80% trẻ sinh non.

Nếu bệnh kéo dài thì có thể do tán huyết, bệnh nhiễm trùng rốn, đa hồng cầu, bệnh gan, suy giáp bẩm sinh…

– Điều trị: Đa phần các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh đều là bình thường và không cần điều trị, chỉ cần cho trẻ bú mẹ và tắm nắng đầy đủ. Trẻ bị vàng da trên 2 tuần không đỡ thì nên được đi khám để phát hiện bệnh và điều trị kịp thời.

Các bệnh thường gặp khác ở trẻ sơ sinh và cách điều trị tại nhà

Bên cạnh các bệnh ngoài da, trẻ sơ sinh còn khá nhiều bệnh lý thường gặp khác. Chúng có thể ngay tức thời không gây nguy hiểm, nhưng không ai dám chắc chắn rằng nếu không được phát hiện kịp thời, chúng có gây ra hậu quả đáng tiếc nào hay không.

“Xì xoẹt” hoa cà hoa cải

– Triệu chứng nhận biết: Trẻ đi phân loãng 4 – 5 lần trong ngày, không mùi.

– Nguyên nhân: Do hệ tiêu hóa của trẻ còn non nớt. Đây là một trong số những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh trong 3 tháng đầu đời.

– Điều trị: Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên chú ý kiêng đồ ăn gây lạnh bụng. Cho trẻ tắm nắng để tổng hợp và hấp thụ vitamin D tốt hơn.

Sổ mũi: Bệnh thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh

– Triệu chứng: Trẻ bị chảy nước mũi nhiều, nước mũi trong, không mùi, kèm theo ngạt mũi, hắt hơi.

các bệnh thường gặp ở trẻ sơ sinh
Bệnh sổ mũi thường gặp ở trẻ sơ sinh trong mùa lạnh

– Nguyên nhân: Là một trong số các bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh trong mùa đông lạnh hoặc thời tiết giao mùa. Nguyên nhân do dị ứng thời tiết, quần áo không đủ ấm hoặc môi trường sống bị ô nhiễm (bụi bẩn, khói thuốc lá).

– Điều trị: Sử dụng dụng cụ hút mũi đã khử trùng bằng nước sôi, nhỏ mũi cho trẻ bằng natrichlorua 0,9%. Giữ ấm cho trẻ bằng quần áo, vệ sinh sạch môi trường sống, đặc biệt phải để trẻ tránh xa khói thuốc.

Tiêu chảy

– Triệu chứng: Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, phân nhiều nước, có mùi hôi tanh, có thể lẫn đờm hoặc máu.

– Nguyên nhân: Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, dị ứng với sữa công thức hoặc mẹ ăn phải đồ ăn lạnh bụng.

– Điều trị: Mẹ điều chỉnh lại chế độ ăn uống, tránh đồ ăn lạnh bụng (kem, sữa chua lạnh, ốc) hoặc đồ quá nhuận tràng (rau lang, mồng tơi). Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn để bù nước.

Đưa trẻ đi khám nếu sau 3 ngày không thấy đỡ hoặc thấy trẻ có những dấu hiệu mất nước nặng (da khô, mắt trũng, bỏ bú), co giật, sốt cao.

– Phòng tránh: Đưa trẻ đi uống và tiêm vacxin tiêu chảy.

Xem thêm: Loại vacxin nào có thể tiêm phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh?

Nôn trớ

– Triệu chứng: Trẻ nôn ra sữa sau khi ăn.

– Nguyên nhân: Do thay đổi tư thế đột ngột hoặc để trẻ nằm sau khi ăn no, cơ thắt tâm vị đóng lỏng lẻo khiến thức ăn từ dạ dày trào ngược ra ngoài.

– Điều trị: Khi trẻ bị trớ, cần để trẻ nằm nghiêng để tránh sặc, dùng khăn xô mềm lau sạch sẽ miệng, mũi cho trẻ.

– Phòng tránh: Không cho trẻ ăn quá no, vỗ ợ hơi cho trẻ giữa bữa ăn và sau khi ăn khoảng 5 phút.

MẸ CÓ BIẾT?

Trẻ sơ sinh có rất nhiều bệnh lý thường gặp, nguyên nhân chủ yếu do các cơ quan chưa phát triển hoàn thiện và sức đề kháng của trẻ còn quá yếu.

Để trẻ phát triển toàn diện, cách tốt nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ xen kẽ cho đến khi tròn 24 tháng tuổi. Trong giai đoạn vàng 6 tháng đầu tiên, không một loại sữa công thức thần kỳ nào có thể sánh bằng sữa mẹ.

Mẹ bị ít sữa, mất sữa hay sữa nghèo dinh dưỡng khiến con phải cai sữa sớm là thiệt thòi cực kỳ lớn. Trong những tình huống này, để bảo vệ con, mẹ đừng ngại tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Với thành phần hoàn toàn từ thảo dược, sản phẩm sẽ giúp mẹ có nhiều sữa, sữa đặc, thơm ngon và giàu dinh dưỡng hơn để con lớn lên khỏe mạnh.

Viên uống lợi sữa Mabio

Và nếu như còn bất cứ thắc mắc nào về việc chăm sóc trẻ sơ sinh, mẹ hãy để lại bình luận ngay dưới bài viết này, Mebeaz sẽ phản hồi sớm nhất có thể!

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.