Khi trẻ sơ sinh ho và ngạt mũi – Mẹ yên tâm đã có cách ứng phó

0 106

Trong những năm tháng đầu đời, mọi biểu hiện của trẻ đều là mối quan tâm của cha mẹ. Vậy trẻ sơ sinh ho và ngạt mũi mẹ phải làm thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bậc phụ huynh ứng phó với hiện tượng nghẹt mũi và ho ở bé tại nhà đúng cách nhất.

Nội dung chính trong bài

Ho và ngạt mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh
Ho và ngạt mũi là hiện tượng phổ biến ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi do đâu?

Trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi hay nghẹt mũi là dấu hiệu điển hình liên quan tới các vấn đề hô hấp ở trẻ. Vì sức đề kháng còn non yếu nên trẻ rất dễ bị vi khuẩn, virus xâm nhập, thời tiết chuyển mùa hay không khí ô nhiễm… 

Thông thường ho và nghẹt mũi là những triệu chứng rất dễ đi kèm với nhau. Hiểu đơn giản thế này: 

  • Khi một tác nhân tấn công vào hệ hô hấp, dịch nhầy ở khoang mũi sẽ tiết ra để bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên, dịch nhầy tiết ra cũng làm bít tắc đường thở của trẻ, khiến trẻ bị nghẹt mũi.
  • Khi bị nghẹt mũi, con buộc phải thở bằng miệng và hậu quả là trẻ sẽ bị ho khan. Đồng thời dịch nhầy cũng đi xuống họng làm bé bị ngứa cổ họng gây ra ho có đờm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp các cơn ho có thể đến trước và cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ bị ngạt mũi.

Và dù là lý do nào đi chăng nữa thì mẹ cũng cần phải “xử lý” 2 triệu chứng này ngay khi trẻ mới “chớm” bị. Thông thường, nếu nguyên nhân là do thời tiết giao mùa, dị ứng khói bụi ô nhiễm thì trẻ sơ sinh chỉ bị ho và nghẹt mũi còn nếu là vi khuẩn hay virus tấn công thì những triệu chứng kèm theo sau đó có thể là: Sốt, viêm họng, mệt mỏi, lười bú, nôn trớ…

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi bị ho, thở khò khè. Điều trị ra sao?

Ho và nghẹt mũi ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe của trẻ sơ sinh?

Nghẹt mũi và ho đơn thuần ở trẻ sơ sinh tuy không quá nghiêm trọng nhưng nếu kéo dài sẽ làm trẻ rất mệt mỏi. Trẻ bị nghẹt mũi sẽ không thể bú dài hơi và rất dễ sặc, con cũng không thể ngủ ngon giấc vì những cơn ho và nghẹt mũi đang “làm phiền”. 

Ho và ngạt mũi khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc
Ho và ngạt mũi khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc

Mặc khác, nếu trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi và ho do cảm lạnh hay cảm cúm con có thể kèm theo các biểu hiện khác như viêm họng, sốt… Những bệnh này tuy là có thể chữa trị và chăm sóc tại nhà được nhưng nếu để lâu sẽ rất nguy hiểm, gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản ở trẻ sơ sinh.

Cách xử lý khi trẻ sơ sinh ho và ngạt mũi

Để chữa ho, ngạt mũi cho trẻ sơ sinh mẹ nên xử lý từng vấn đề một.

– Để giảm nghẹt mũi cho trẻ mẹ thực hiện như sau:

  • Nhỏ nước muối sinh lý vào mũi cho trẻ ngày 3 lần/ngày để làm lỏng và giảm chất nhầy.
  • Massage cánh mũi: Nhỏ nước muối xong mẹ dùng 2 ngón tay trỏ nhẹ nhàng massage cho con, vuốt từ đỉnh mũi xuống 2 bên má. Cách này sẽ giúp chất nhầy tan và từ đó giúp con dễ thở hơn.
  • Hút mũi cho trẻ: Trước mỗi lần hút mũi mẹ nên nhỏ 1 – 2 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ để làm loãng dịch nhầy. Sau đó khoảng 1 phút mẹ mới bắt đầu đặt con nằm nghiêng và đưa dụng cụ hút mũi vào để hút cho bé. Tuyệt đối không được sử dụng miệng để hút vì có thể lây nhiễm vi khuẩn sang cho bé. Cách này nên thực hiện ngày 1 – 2 lần vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Hút mũi cho trẻ sơ sinh
Hút mũi cho trẻ sơ sinh

– Để giảm ho cho trẻ: Mẹ có thể sử dụng một số bài thuốc dân gian với quất, húng chanh, đường phèn… Lưu ý không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh dị ứng. Hoặc mẹ có thể tham khảo thêm các cách chữa ho cho trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.

– Cho con bú nhiều hơn: Nghe có vẻ đơn giản nhưng cho con bú cũng là cách giúp trẻ sơ sinh hết ho và nghẹt mũi rất hiệu quả. Sữa mẹ vừa làm loãng đờm vừa tăng sức đề kháng hạn chế vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể của con.

– Sử dụng tinh dầu rất tốt. Mẹ có thể dùng tinh dầu tràm hoặc bạc hà để chữa ho, nghẹt mũi cho trẻ sơ sinh.

Tinh dầu có tác dụng giảm ho và nghẹt mũi hiệu quả
Tinh dầu có tác dụng giảm ho và nghẹt mũi hiệu quả
  • Tinh dầu bạc hà với tác dụng làm giãn các mạch máu giúp bé hít thở dễ dàng hơn. Mẹ có thể cho một lượng nhỏ vào đèn xông sau đó đặt trong phòng ngủ của con.
  • Nếu không có tinh dầu bạc hà mẹ cũng có thể sử dụng dầu tràm chữa ngạt mũi và ho cho trẻ sơ sinh cũng rất hiệu quả. Trong dầu tràm có chứa chất Eucalyptol tác dụng sát khuẩn, long đờm và giảm ho. Mẹ chỉ cần thoa một chút tinh dầu tràm vào lòng bàn chân, tay, ngực, cổ, chóp mũi sau đó quàng khăn và mang tất cho bé. Cách này rất tốt trong trường hợp bé bị cảm lạnh.

– Tăm nước ấm cho trẻ: Nhiều mẹ cho rằng, trẻ sơ sinh đang bị ho và nghẹt mũi thì không nên tắm, điều này hoàn toàn sai lầm.  Mẹ có thể sử dụng nước ấm để tắm cho bé vì hơi nước nóng rất tốt để giúp con giảm ho và nghẹt mũi. Tuy nhiên, thời gian tắm cũng không nên quá lâu mẹ nhé.

Lưu ý: Ngoài ho và nghẹt mũi, nếu trẻ kèm theo biểu hiện sốt thì mẹ cần phải hạ sốt cho trẻ. Mẹ xem thêm các cách hạ sốt TẠI ĐÂY.

Khi nào trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi cần đi khám?

Mẹ nên cho trẻ sơ sinh đi khám khi có hiện tượng bất thường
Mẹ nên cho trẻ sơ sinh đi khám khi có hiện tượng bất thường

Như ban đầu chúng tôi đã chia sẻ, ho và ngạt mũi có thể chỉ là những triệu chứng ban đầu của một bệnh lý về đường hô hấp nào đó. Do vậy, nếu thấy con kèm theo các biểu hiện sau mẹ nên cho bé đi khám để được chữa trị kịp thời, tránh xảy ra biến chứng nguy hiểm:

– Trẻ bị sốt liên tục từ 3 ngày trở lên;

– Mỗi lần chạm vào tai là bé lại khóc thét lên;

– Chảy mũi xanh, mũi vàng nhiều;

– Trẻ bỏ bú và ngủ li bì;

– Trẻ thở nhanh, tiếng thở nghe như tiếng rít, rút lõm lồng ngực.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị ho có đờm có nên tắm không? Cách tắm đúng ra sao?

Hy vọng, những thông tin về cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị ho và ngạt mũi ở trên sẽ giúp mẹ không bị lúng túng và bình tĩnh xử lý khi em bé của mình không may mắc phải. Tuy nhiên, chúng tôi cũng phải nói thêm, ho hay nghẹt mũi là những vấn đề xảy ra rất thường xuyên ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, điều này cho thấy em bé đang thích nghi để phát triển tốt hơn.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.