Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu do sinh lý hay bệnh lý? Xử trí làm sao?

0 360

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu có thể do nhiều nguyên nhân: bé quá nóng, mặc quần áo dày, bé đang bú mẹ… hoặc cũng có thể do mắc 1 số bệnh lý như: tim, còi xương, thiếu canxi… Vậy mẹ dựa vào đâu để nhận biết và cách xử lý trong từng trường hợp như thế nào? Cùng Mebeaz theo dõi trong bài viết này để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu
Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu

Vì sao trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu?

Đổ mồ hôi đầu là hiện tượng thường gặp ở bất kỳ trẻ sơ sinh nào. Tuy nhiên, nguyên nhân vì sao thì không phải bà mẹ nào cũng biết. Đôi khi nó chỉ là biểu hiện sinh lý bình thường nhưng cũng có khi ra mồ hôi đầu ở trẻ sơ sinh là biểu hiện của bệnh lý. Vì vậy, chúng tôi chia thành 2 trường hợp:

Trường hợp 1: Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu do sinh lý

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu là hiện tượng sinh lý do bé cần nhiều năng lượng hơn trong quá trình xây dựng, hoàn thiện các bộ phận của cơ thể như: tế bào thần kinh, hệ tiêu hóa, bài tiết… Khi quá trình trao đổi chất này diễn ra mạnh thì cơ thể cũng đốt cháy nhiều năng lượng, tiết ra nhiều mồ hôi hơn cũng là điều dễ hiểu.

– Do nhiệt độ phòng quá nóng: Tương tự như người lớn thì khi ở trong điều kiện môi trường quá nóng, lại mặc nhiều lớp quần áo, quấn thêm cả chăn mỏng sẽ khiến bé cảm thấy nóng bức, ngột ngạt, đổ mồ hôi trộm ở tay, chân, đặc biệt là phần đầu. 

– Do bé đang bú mẹ: Khi bú mẹ và được giữ nguyên ở 1 tư thế quá lâu (15 – 20 phút), cánh tay của mẹ sẽ liên tục truyền hơi ấm sang cho bé. Cộng với việc bú sữa sẽ phải dùng đến nhiều loại cơ (giống như ở người lớn khi vận động liên tục hoặc tập thể thao, mất nhiều sức) khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu.

– Do vị trí của tuyến mồ hôi: Khác với người lớn, trẻ sơ sinh không có nhiều tuyến mồ hôi ở nách mà hoạt động chủ yếu ở phần đầu. Vì vậy, bé dễ bị đổ mồ hôi đầu khi ngủ do không có sự thông thoáng và ít vận động.

Trường hợp 2: Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu do bệnh lý

Có rất nhiều trường hợp trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu không phải do sinh lý bình thường mà là biểu hiện của bệnh lý:

– Tim bẩm sinh: Bé không chỉ ra nhiều mồ hôi đầu khi đang ngủ mà trong 1 số hoạt động khác như bú mẹ, lúc bé thức để chơi đùa… Nguyên nhân là do tim cần hoạt động nhiều hơn để hoàn thành nhiệm vụ bơm máu. 

– Thiếu canxi, còi xương: Cũng là nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh đổ nhiều mồ hôi đầu, nhất là vào ban đêm, kèm theo đó là biểu hiện quấy khóc, trằn trọc khó ngủ, rụng tóc vành khăn.Trẻ bị sốt: Bé bị sốt thân nhiệt sẽ cao hơn bình thường, cộng với việc ra nhiều mồ hôi trộm, đặc biệt là ở vùng đầu, mẹ dễ dàng nhận biết nhất (có thể kèm hắt hơi, sổ mũi).

– Ngưng thở khi ngủ: Là 1 lý do khác khiến trẻ sơ sinh đổ mồ hôi đầu. Hiện tượng này xảy ra chủ yếu ở những bé sinh non, kèm theo đó là các biểu hiện màu da hơi xanh, thở khò khè và ngừng thở đến 20 giây, khiến con yêu cảm thấy rất khó chịu.

Vậy mẹ xử trí như thế nào khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu?

Tùy vào từng nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu, mẹ sẽ có những cách xử trí khác nhau. Điều quan trọng là cần chú ý quan sát, theo dõi các biểu hiện của trẻ để nhận ra đúng nguyên nhân:

Trường hợp trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu do sinh lý

Trẻ sẽ có các biểu hiện như:

  • Ra mồ hôi ít, thỉnh thoảng mới đổ mồ hôi.
  • Bé không ốm đau, quấy khóc hay sốt.
  • Vẫn bú mẹ và ngủ bình thường.
  • Các chỉ số phát triển không có gì bất thường.

Giải pháp cho mẹ: Khi trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu do sinh lý, mẹ chỉ cần điều chỉnh lại việc chăm sóc bé cho phù hợp:

  • Không nên ủ ấm bé quá mức, nhất là vào mùa hè nóng bức. 
  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng ở của bé sao cho thích hợp (nhiệt độ phù hợp với bé sơ sinh là từ 27 – 28 độ C).
  • Cho trẻ mặc quần áo thoáng, chất liệu mềm mại, thấm hút mồ hôi.
  • Không nên đội mũ cho trẻ khi ngủ nhằm giúp trẻ cảm thấy mát mẻ và thoát nhiệt tốt hơn.
  • Thường xuyên lau khô đầu cho bé trong lúc bú bằng khăn sữa.
  • Cho trẻ sơ sinh tắm nắng vào buổi sáng mỗi ngày 10 – 15 phút mỗi ngày để tăng cường hấp thu vitamin D, phòng ngừa còi xương. Mẹ cũng cần ăn thêm nhiều thực phẩm giàu canxi để tăng cường dưỡng chất cho bé thông qua việc bú sữa. 

Trường hợp trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu do bệnh lý

Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu do bệnh lý sẽ kèm theo các biểu hiện bất thường như:

  • Ốm sốt, quấy khóc
  • Ra nhiều mồ hôi liên tục, ngay cả khi trong điều kiện thời tiết lạnh
  • Ăn kém, bú ít hơn, thậm chí bỏ bú.
  • Chậm lớn, ít tăng cân, còi cọc.
  • Thóp đầu liền chậm

Giải pháp cho mẹ: Nếu trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu do bệnh lý thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm nhất có thể để phát hiện nguyên nhân và điều trị kịp thời. Không nên tùy tiện bổ sung canxi cho bé. 

Kết luận: Trẻ sơ sinh ra mồ hôi đầu không phải là hiện tượng hiếm gặp, mẹ hoàn toàn có thể xử lý bằng việc thay đổi cách chăm sóc bé. Tuy nhiên, cũng cần theo dõi các biểu hiện bất thường (nếu có) ở trẻ để đưa đi khám bác sĩ kịp thời trong trường hợp đổ mồ hôi do bệnh lý. Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích cho các mẹ. Chúc các mẹ luôn khỏe để chăm sóc thật tốt cho bé yêu của mình!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.