Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi – Bệnh phổ biến nhưng chớ chủ quan!

0 325

Trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi hay còn có tên gọi khác là bệnh nấm lưỡi. Bệnh thường không nguy hiểm tới tính mạng nhưng là nguyên nhân khiến trẻ lười ăn, bỏ bú, quấy khóc ngày đêm. Nguyên nhân và giải pháp cho hiện tượng này như thế nào? Tìm hiểu bài viết dưới đây mẹ sẽ có câu trả lời.

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh rất hay mắc bệnh tưa lưỡi
Trẻ sơ sinh rất hay mắc bệnh tưa lưỡi

Thưa chuyên gia: Con tôi bị tưa lưỡi lâu ngày, cứ khỏi xong lại bị là bệnh gì?

Đây là thắc mắc của chị Hoàng Thị Thuận (Kim Sơn, Ninh Bình) và có lẽ cũng là mối quan tâm của rất nhiều bà mẹ bỉm sữa đang trong thời gian nuôi con nhỏ.

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là một loại bệnh đa phần do nấm candida gây nên. Biểu hiện ra ngoài là niêm mạc lưỡi của trẻ có những mảng trắng hoặc đốm đỏ rất khó vệ sinh, làm sạch. 

Mẹ cần phân biệt được những dấu hiệu của tưa lưỡi và cặn sữa ở trẻ. Cặn sữa thường xuất hiện sau khi em bé bú mẹ hoặc uống sữa, là những chấm nhỏ màu trắng. Không giống như tưa lưỡi, cặn sữa dễ bong và cũng không gây ra đau đớn cho trẻ.

Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng trẻ sơ sinh mắc tưa lưỡi sẽ làm bé đau rát, bỏ bú, kém ăn, sụt cân, quấy khóc đêm ngày.

Đặc biệt, trường hợp nếu không được điều trị sớm, nấm lưỡi mọc dày và lan rộng xuống cổ họng, thực quản gây viêm họng, viêm phổi hoặc tiêu chảy. Do đó, khi thấy trẻ sơ sinh bị tưa lưỡi các mẹ nhất định không được chủ quan!

>>Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh hay đẩy, thè lưỡi ra ngoài? Có hại không?

Tại sao trẻ sơ sinh lại bị tưa lưỡi?

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi nấm candida
Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi nấm candida

Nguyên nhân gây tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh đa phần là do nấm candida gây ra. Đây là loại nấm sống trong đường ruột. Bình thường loại nấm này cân bằng với vi khuẩn E.coli thì sẽ không gây ra những bất lợi gì cho bé. Nhưng với những nguyên nhân cụ thể dưới đây sẽ giúp cho loại nấm này sinh sôi, phát triển và gây ra bệnh tưa lưỡi ở trẻ:

– Niêm mạc lưỡi của trẻ mỏng, ít tiết nước bọt, độ pH thấp. Nếu vệ sinh răng miệng của bé không thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho nấm phát triển.

– Trẻ bú và ngậm vú mẹ quá lâu, trẻ ăn dặm xong không uống nước tráng miệng. Sữa và thức ăn thừa bám vào khoang miệng là môi trường thuận lợi cho nấm phát tác.

– Người mẹ mắc bệnh phụ khoa và lây cho bé trong quá trình sinh thường.

– Những đối tượng ở giai đoạn đầu của ung thư hoặc HIV, hệ miễn dịch suy giảm cũng là nguyên nhân của bệnh tưa lưỡi.

– Trẻ dùng thuốc kháng sinh lâu ngày, corticoid, thuốc trong điều trị bệnh ung thư… dẫn đến mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột và tạo điều kiện cho nấm phát triển dẫn tới bệnh tưa lưỡi ở trẻ nhỏ.

Cách khắc phục bệnh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh như thế nào?

Để chữa bệnh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh sẽ dựa vào từng trường hợp nặng nhẹ cụ thể mà mẹ có thể áp dụng các cách sao cho phù hợp, an toàn.

Trường hợp trẻ bị tưa lưỡi nhẹ

Trẻ mới bị tưa lưỡi và chỉ ở thể nhẹ có nghĩa là các mảng bám màu trắng mới hình thành. Mẹ chỉ cần vệ sinh răng miệng thật sạch cho bé, kết hợp đánh tưa lưỡi bằng nước muối sinh lý một vài ngày là sẽ hết. Cách đánh tưa lưỡi cho bé (rơ lưỡi) như sau:

– Rửa tay thật sạch sẽ.

– Đặc bé nằm ngay ngắn xuống giường hoặc có thể bế trên tay mẹ.

– Sử dụng một miếng gạc mềm có bán sẵn được thiết kế vừa với ngón tay trỏ của mẹ. Nhúng ngón tay vào dung dịch nước muối sinh lý đã pha sẵn trước đó.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh rơ lưỡi bằng gì cho sạch? Cách rơ lưỡi an toàn cho bé

Sử dụng gạc mềm để đánh tưa lưỡi cho trẻ
Sử dụng gạc mềm để đánh tưa lưỡi cho trẻ

– Nhẹ nhàng thấm vào những vị trí bị tưa lưỡi của trẻ. Mẹ không nên đưa vào quá sâu sẽ khiến trẻ khó chịu nôn trớ.

– Thay miếng gạc khác và tiếp tục lau vào những vị trí khác nhau trong khoang miệng như nướu răng, hai bên má.

Lưu ý: Mẹ nên thực hiện việc đánh tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh trước bữa ăn hoặc các cữ bú 30 phút đề phòng trẻ nôn trớ. Mỗi ngày vệ sinh 2 lần, tốt nhất là buổi sáng khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Ngoài nước muối sinh lý, dung dịch chống nấm mẹ không được sử dụng thêm bất cứ loại nước nào khác, tuyệt đối không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi.

Trường hợp trẻ bị tưa lưỡi nặng

Nếu bé bị tưa lưỡi nặng, lâu ngày, các mảm bám hình thành khiến trẻ đau rát, bỏ bú, quấy khóc. Mẹ cần phải đánh tưa lưỡi cho bé bằng thuốc, tất nhiên là cần phải có sự tư vấn của các bác sĩ.

Các loại thuốc chống nấm phổ biến nhất hiện nay là dung dịch nystatin loại 500.000 đơn vị, mycostatin, miconazol. Trong đó nystatin được sử dụng nhiều nhất lại rất an toàn với trẻ. Mỗi liệu trình sử dụng khoảng 7 ngày. Thuốc dạng bột hoặc viên, mẹ cần pha với nước ấm và thực hiện như các bước đánh tưa lưỡi ở trên.

Thuốc chống tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh nystatin
Thuốc chống tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh nystatin

Trường hợp bé bị nấm nặng, có thể xem xét kết hợp sử dụng thêm thuốc kháng nấm bằng đường uống như fluconazole hay itraconazole.

Phải làm gì để phòng tránh tưa lưỡi cho bé?

Tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh là một trong những bệnh lý mà trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ rất hay gặp phải, có thể tái phát bất cứ lúc nào. Do đó, phòng ngừa là cách tốt nhất để trẻ không mắc phải. Chỉ cần mẹ thực hiện tốt những vấn đề sau:

– Vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày cho trẻ. Không cho bé ngậm vú khi ngủ. Nếu trẻ đã ăn dặm thì sau mỗi bữa ăn cần cho bé tráng miệng.

– Không gian phòng bé cần sạch sẽ, thoáng mát. Thường xuyên làm sạch đồ chơi cho bé bằng nước nóng, đặc biệt làm phải làm sạch ti giả mỗi lần cho bé ngậm.

– Sau mỗi lần cho bé bú, mẹ cần phải lau sạch sẽ đầu vú và vắt hết sữa thừa ra khỏi bầu ngực.

Mẹ cần vệ sinh bầu ngực sạch sẽ sau mỗi lần bé bú
Mẹ cần vệ sinh bầu ngực sạch sẽ sau mỗi lần bé bú

– Trong quá trình mang thai, mẹ nên kiểm tra phụ khoa định kỳ, nếu phát hiện có nấm âm đạo cần phải được bác sĩ xử lý ngay.

– Không nên hôn hoặc để người lạ thơm, hôn bé.

Trên đây là một số kiến thức về bệnh tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh. Hy vọng với những thông tin mà Mebeaz.com chia sẻ sẽ giúp các chị em bỉm sữa có thêm kinh nghiệm quý báu khi chăm sóc bé yêu của mình.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.