Trẻ sơ sinh chảy nhiều nước dãi có sao không? Mẹo giảm nước dãi

0 354

Chảy nước dãi là hiện tượng bình thường ở hầu hết các bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chảy nhiều nước dãi có sao không? Nguyên nhân do đâu và mẹ nên làm gì để giảm chảy nước dãi ở trẻ. Cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh chảy nước dãi nhiều có sao không

Nước bọt là chất tiết có dạng nhờn, trong, hay có bọt, được tiết ra từ các tuyến nước bọt vào khoang miệng với nhiều công dụng khác nhau. Việc tiết nước bọt đóng vai trò quan trọng trong sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giữ cho miệng luôn ẩm, chứa các enzym giúp làm nhuyễn và tiêu hóa 1 phần thức ăn, giúp trẻ dễ nuốt hơn… Đồng thời, điều hòa độ axit trong miệng, giữ cho răng đỡ bị sâu mòn. 

Tuy nhiên, khi trẻ tiết nhiều dãi hơn bình thường, dãi chảy liên tục khiến các mẹ lo lắng, không biết nguyên nhân do đâu, có liên quan đến bệnh lý nào không? 

Vì sao trẻ sơ sinh chảy nhiều nước dãi?

Việc trẻ sơ sinh chảy nhiều nước dãi có thể do sinh lý hoặc bệnh lý, mẹ cần chú ý:

Nguyên nhân chảy nước dãi nhiều cho sinh lý 

– Bé mọc răng: Đây là lý do phổ biến nhất, các mẹ cũng nghĩ đến đầu tiên khi thấy con chảy nhiều nước dãi. Bé thường khó chịu, cắn, mút móng tay khiến tuyến nước bọt hoạt động nhiều hơn. 

– Khi bé mở miệng hoặc quá tập trung: Bé mở miệng sẽ không nuốt nước bọt thường xuyên khiến dãi chảy ra hoặc quá tập trung vào 1 hoạt động nào đó, cơ thể sẽ tiết nhiều nước bọt hơn bình thường. 

– Tiêu hóa: Khi trẻ được nếm một số thức ăn chứa nhiều axit như cam, chanh, nho có thể kích thích tuyến nước bọt của trẻ sản xuất nhiều hơn.

– Chống trào ngược: Trẻ sơ sinh hay bị ọe, nôn trớ là do van thực quản của các bé còn chưa được hoàn thiện nên có thể đóng, mở bất cứ lúc nào. Trong trường hợp này, việc chảy nước dãi sẽ có tác dụng tốt giúp làm dịu thực quản bị kích thích, giúp bé giảm cảm giác nóng rát ở cổ họng. 

Do bệnh lý

Bệnh tay chân miệng

Khi bé bị tay chân miệng, cơ thể sẽ xuất hiện những vết phồng rộp ở tay, chân và miệng. Những vết phồng rộp đó có thể mọc ở hạch và cổ khiến bé gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn làm cho nước dãi chảy ra nhiều hơn bình thường. 

Viêm miệng

Trẻ bị nhiễm khuẩn, dẫn đến viêm miệng, có thể bị nổi phồng rộp xung quanh miệng, khiến nước miếng chảy ra nhiều hơn. Đặc biệt những ngày hè nóng bức khiến bệnh trở nên càng nghiêm trọng hơn. 

Bệnh lý rối loạn tâm thần

Khi trẻ bị mắc các bệnh lý về thần kinh, chậm phát triển, tự kỷ, bại não thì sẽ bị chảy nhiều dãi hơn bạn bè cùng trang lứa. Đặc biệt, bại não là một rối loạn não bộ thường gặp ở các bé dưới 3 tuổi khiến bé mất chức năng có động cơ và co thắt không tự nguyện. Đó cũng là lý do khiến trẻ 2 tuổi chảy nước dãi nhiều. 

Bé chảy nhiều nước dãi do nhiều nguyên nhân khác nhau

Trẻ sơ sinh chảy nhiều nước dãi có sao không?

Như đã nói ở trên thì chảy nhiều nước dãi có thể do nhiều nguyên nhân, mẹ cần chú ý theo dõi, nếu trên 2 tuổi mà vẫn xuất hiện tình trạng này thì không nên chủ quan, cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để phát hiện nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời.

Ngược lại, nếu trẻ sơ sinh chảy nhiều nước dãi nhưng cơ thể không có các biểu hiện bất thường, bé vẫn vui chơi, đùa nghịch, không quấy khóc thì mẹ không cần lo lắng. Đặc biệt là những bé từ 7, 8 tháng bước vào giai đoạn mọc răng. Bé có thể sốt, biếng ăn và chảy rất nhiều nước dãi.

Mẹo làm giảm chảy nước dãi cho bé

Trong trường hợp trẻ chảy nhiều dãi do các nguyên nhân sinh lý, mẹ có thể khắc phục bằng 1 số mẹo như:

– Cho trẻ dùng các loại gặm nướu khi mọc răng giúp trẻ bớt đau nướu và giảm tiết nước bọt. Tuy nhiên, cần chọn các sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, chất liệu nhựa an toàn, dễ vệ sinh. 

– Đồng thời massage nướu răng nhẹ nhàng bằng ngón tay để giảm khó chịu cho bé khi mọc răng. 

– Cho bé uống nước đầy đủ để tránh khô miệng, vì khô miệng cũng là nguyên nhân khiến trẻ tiết nước bọt nhiều hơn.

– Cho trẻ đeo thêm yếm dãi và dùng khăn sạch lau miệng thường xuyên cho trẻ.

– Đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ vì ngủ nghiêng hay ngủ sấp đều là những tư thế dễ khiến trẻ chảy dãi nhiều. Không cho bé mút tay hoặc các đồ vật khác khi ngủ.

– Nên vệ sinh răng miệng sạch sẽ, đúng cách cho bé để ngăn vi khuẩn xâm nhập khoang miệng.

– Bố mẹ cũng cần cho con đi kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm tra các dấu hiệu bất thường khác.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi trẻ sơ sinh chảy nhiều nước dãi có sao không và 1 số mẹo để giảm nước dãi cho bé. Chúng tôi xin nhắc lại tình trạng này có thể do nguyên nhân sinh lý hoặc bệnh lý nên cha mẹ cần theo dõi để có biện pháp xử lý kịp thời nhé!

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.