Bật mí về hiện tượng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh và cách hóa giải

0 313

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề là một cụm từ không còn xa lạ với các mẹ bỉm sữa. Khi thấy một em bé quấy khóc nhiều về chiều tối và đêm mà không rõ nguyên nhân cũng không thể dỗ dành được người ta gọi đó là khóc dạ đề. Bạn đọc hãy cùng Mebeaz vén tấm màn bí mật và tìm hiểu về hiện tượng này nhé!

Nội dung chính trong bài

Khóc dạ đề xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh
Khóc dạ đề xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh

Như thế nào được gọi là khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh?

Khóc dạ đề còn có một tên gọi khác là khóc dã tràng, nói như các cụ trong dân gian thì trẻ phải khóc đủ 100 ngày mới thôi.

Khóc dạ đề thường xảy ra với những em bé từ 2, 3 tuần tuổi cho tới 3 tháng tuổi. Trẻ thường khóc liên tục nhiều giờ liền mà không rõ nguyên nhân. Thời gian khóc thường cố định và lặp lại ở thời điểm chiều tối hoặc đêm. Mỗi một đợt khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh có thể kéo dài từ 3 tuần – 1 tháng.

Trẻ khóc dạ đề thường khóc rất lớn, hai bàn tay nắm chặt, chân co lại. Có bé khóc đỏ mặt, nôn trớ. Nhưng thật kỳ lạ là ban ngày bé vẫn chơi cũng như ăn uống bình thường. 

Giải thích hiện tượng trẻ sơ sinh khóc dạ đề dưới góc nhìn khoa học và tâm linh

Theo các bà các mẹ ta thời trước, trẻ sơ sinh mắc chứng khóc dạ đề có liên quan tới yếu tố tâm linh nào đó. Chẳng hạn:

  • Nhà vừa xảy ra tang ma, hoặc có người đi đám ma về tiếp xúc với trẻ mới sinh.
  • Trẻ sinh vào các giờ dạ đề là giờ Ngọ (mùa xuân), giờ Dậu (mùa hè), giờ Tý (mùa thu) và giờ Mão (mùa đông).
  • Phong thủy đất đai của căn nhà thuộc diện nhiều âm khí.

Còn theo các bác sĩ nhi khoa, hiện vẫn chưa có bằng chứng khoa học nào giải thích cho chứng khóc dạ đề nhiều giờ liền ở trẻ sơ sinh. Một vài giả thuyết cho rằng trẻ quá tải trong việc tiêu thụ thức ăn, trào ngược dạ dày, dị ứng với thức ăn trong thực đơn của mẹ, quá tải với âm thanh ánh sáng trong khi các giác quan chưa hoàn thiện… 

Hay cũng có nhận định cho rằng trẻ khóc dạ đề là ảnh hưởng từ tâm trạng của người mẹ lúc mang thai hoặc những ngày đầu sau khi sinh.

Trẻ khóc dạ đề bao lâu thì hết?

Theo các nhà khoa học, trẻ sơ sinh khóc dạ đề thường không liên quan tới bệnh lý mà do co thắt ruột. Khi trẻ được từ 6 tháng tuổi trở lên nhu động ruột hoạt động bình thường thì chứng khóc dạ đề ở trẻ sơ sinh sẽ hết.

Trẻ từ 6 tháng trở đi sẽ hết khóc dạ đề
Trẻ từ 6 tháng trở đi sẽ hết khóc dạ đề

Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải chú ý, nếu trẻ khóc nhiều và kèm theo các biểu hiện bất thường khác thì mẹ có thể nghĩ tới các vấn đề bệnh lý. Đơn cử như việc trẻ khóc dạ đề, đổ mồ hôi nhiều về đêm, vặn mình nôn trớ nhiều, rụng tóc vành khăn có thể đang thiếu canxi hoặc mắc chứng còi xương. 

Trẻ cũng có thể đang bị lồng ruột nếu như khóc thét dữ dội, ưỡn người, nôn trớ, bỏ bú, đi ngoài ra máu… Mẹ nên đưa trẻ tới các trung tâm y tế để khám và điều trị kịp thời.

Trẻ sơ sinh khóc dạ đề mẹ phải làm sao?

Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa có biện pháp cụ thể nào để chữa chứng khóc dạ đề cho bé. Tuy nhiên, cũng có một số lời khuyên để các mẹ thực hiện tại nhà như sau:

– Trong lúc bé khóc mẹ hãy kiên trì ôm ấp, vỗ về con để bé cảm nhận được hơi ấm từ mẹ truyền sang. Hãy hát ru và thủ thỉ với trẻ. Nếu bé vẫn không nín khóc thì mẹ có thể cùng trẻ đi dạo và giới thiệu cho bé nghe về một vài vật dụng xung quanh. Cố gắng không để bé khóc một mình quá 10 phút.

– Massage bụng và chân tay cho bé bằng một số loại tinh dầu thảo mộc.

– Khi ngủ, mẹ không nên để điện sáng và nhớ là đảm bảo không gian thật yên tĩnh, sạch thoáng trong phòng.

– Đảm bảo là bé đã bú hoặc ăn đủ lượng. Đồng thời kiểm tra tã bỉm của trẻ sao cho khô thoáng, không bị ướt.

– Vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú để giảm chứng đầy bụng ở trẻ sơ sinh. Nên giữ bé thẳng người trong vòng 15 phút sau ăn để không bị trào ngược dạ dày.

Vỗ ợ hơi cho trẻ
Vỗ ợ hơi cho trẻ

– Trong lúc cho bé bú mẹ tránh tâm trạng căng thẳng mà hãy luôn tươi cười, vui vẻ cùng con.

– Mẹ nên hạn chế những loại thức ăn dễ đầy hơi hoặc dễ gây dị ứng protein cho trẻ như:  đậu nành, cam, quýt, cua, cà chua, hành tây, trà, cà phê…

– Mẹ tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc chữa khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh nếu chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Một số mẹo dân gian “hóa giải” chứng khóc dạ đề cho trẻ

Ứng phó với chứng khóc dạ đề, ông bà ta cũng có một số mẹo dân gian như sau:

– Dùng lá chè non rửa sạch, để ráo nước. Sau đó đặt lên rốn trẻ và dùng gạc y tế để cố định lại.

– Mẹ bí mật lấy 3 đoạn trúc (loại trúc quan âm hoặc trúc đùi gà) lén đặt vào chỗ ngủ của trẻ. Nhớ là không cho ai được nhìn thấy hành động này mới có tác dụng.

– Hay như mẹo chữa khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu không cũng được nhiều mẹ áp dụng. Cách làm là lấy 1 – 2 lá trầu sạch, hơ qua lửa rồi để ấm, đặt lên rốn của em bé và cũng dùng gạc y tế quấn lại.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh quấy, gào khóc trước khi đi ngủ phải làm sao?

Dùng lá trầu không chữa khóc dạ đề cho bé
Dùng lá trầu không chữa khóc dạ đề cho bé

Đây chỉ là một vài trong nhiều mẹo dân gian chữa chứng khóc dạ đề ở bé được các thế hệ đi trước truyền lại. Mặc dù không được khoa học công nhận nhưng cũng có tác dụng nhất định đồng thời cũng trấn an được tinh thần của mẹ. Các mẹ có thể áp dụng những mẹo trên nhưng không nên quá lạm dụng và đặt niềm tin tuyệt đối.

Điều quan trọng nhất trong việc chữa chứng khóc dạ đề cho trẻ sơ sinh chính là đảm bảo bé yêu của mình có một sức khỏe tốt, tâm lý ổn định. Nếu tình trạng này kéo dài quá lâu, hãy suy nghĩ tới việc đi khám để tìm ra nguyên nhân sâu xa. Chúc sức khỏe!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.