Trẻ bị lên sởi phải làm sao? Uống thuốc gì, bao lâu thì khỏi?

0 523

Sởi là một trong những bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm, dấu hiệu ban đầu rất giống bệnh cúm. Vì sức đề kháng kém nên trẻ em rất dễ bị lên sởi. Trường hợp bé bị mắc sởi mẹ phải làm sao? Có nên dùng thuốc không? Bao lâu thì khỏi? Tất cả những thông tin mẹ cần sẽ được giải đáp ngay dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Hàng năm có rất nhiều trẻ bị lên sởi
Hàng năm có rất nhiều trẻ bị lên sởi

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị lên sởi

Như đã chia sẻ ở trên, sởi có biểu hiện ban đầu rất giống bệnh cảm cúm thông thường là: ho, sốt, chảy nước mũi… Tới khi đến giai đoạn toàn phát là trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người thì cha mẹ mới biết là bé đã mắc sởi. Bệnh sởi thường diễn ra theo 4 giai đoạn là:

– Giai đoạn đầu: Từ 8 – 10 ngày, bé chưa có nhiều biểu hiện lâm sàng rõ rệt.

– Giai đoạn 2: Còn gọi là thời kỳ khởi phát, trẻ sốt nhẹ cho tới sốt cao, kéo dài 3 – 4 ngày. Kèm theo các biểu hiện khác như mắt đỏ, đổ ghèn gỉ, sưng nề mí mắt, chảy nước mũi, đau họng, có trẻ bị nổi hạch…

– Giai đoạn 3: Hay gọi là giai đoạn toàn phát. Trẻ bị nổi ban sởi khắp người liên tục trong vòng 4 – 6 ngày. Dạng ban hồng, dát sẩn, nổi trên bề mặt da thành từng đám tròn xen kẽ với những mảng da bình thường.

– Giai đoạn 4: Đây là giai đoạn bệnh đã bắt đầu lui, các nốt ban đỏ dần biến mất theo thứ tự mọc ban đầu. Sau khi hết các ban này sẽ để lại những vết thâm ở trên da. Đa phần khi ban đỏ bay hết thì trẻ cũng hết sốt, trừ trường hợp biến chứng thì sốt vẫn kéo dài.

Nguyên nhân dẫn tới hiện tượng trẻ bị mắc sởi

Sởi do virus gây ra, truyền nhiễm rất nhanh từ người sang người qua dịch tiết của mũi họng. Sởi đặc biệt rất dễ lây lan ở trường học, khu dân cư đông người, nhà trẻ… do đó khả năng bùng phát thành dịch là rất cao.

Bệnh sởi lây lan rất nhanh
Bệnh sởi lây lan rất nhanh

Trước đây mùa sởi hay diễn ra vào các mùa đông xuân nhưng thời gian gần đây hiện tượng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ bị mắc sởi hầu như diễn ra quanh năm. Những đối tượng sau rất dễ mắc bệnh sởi:

  • Trẻ nhỏ sức đề kháng kém, chưa tiêm phòng vắc xin phòng sởi. Đây cũng là lý do vì sao hàng năm trẻ 1, 2 tuổi lên sởi là rất nhiều.
  • Những người hay đi du lịch, lui tới những địa điểm đông người.
  • Những người thiếu hụt vitamin A trong chế độ ăn uống cũng rất hay mắc bệnh sởi.

Trẻ em bị lên sởi có nguy hiểm không? Khi nào cần đi khám?

Đây cũng là thắc mắc của nhiều bậc phụ huynh. Trẻ em bị mắc bệnh sởi nếu không được chữa trị và chăm sóc kịp thời thì rất dễ biến chứng rất nguy hiểm:

  • Viêm tai giữa, biến chứng này rất dễ xảy ra;
  • Bệnh viêm loét giác mạc;
  • Tiêu chảy;
  • Viêm não cấp tính. Trường hợp này ít nhưng lại rất nguy hiểm. Dấu hiệu nhận biết là sau khi phát ban trẻ bị lơ mơ, hôn mê, co giật, nôn ói, gáy cứng;
  • Viêm phổi do bội nhiễm;
  • Bệnh lao do hệ miễn dịch suy giảm.

Để tránh biến chứng nguy hiểm nhưng không cấp cứu kịp thời. Mẹ nên cho trẻ bị lên sởi đi khám khi có các biểu hiện sau: Sốt cao liên tục trên 39 độ C. Trẻ khó thở, mệt mỏi, bỏ ăn, lơ mơ không tập trung, mặc dù đã phát ban nhưng sốt vẫn không thấy hạ.

Vậy trẻ sơ sinh bị lên sởi phải làm sao?

Không ít bậc cha mẹ thắc mắc trẻ bị lên sởi nên uống thuốc gì? Vì đây là bệnh do virus gây nên không có kháng sinh đặc trị. Chỉ dùng kháng sinh nếu xuất hiện bội nhiễm, trường hợp này bác sĩ sẽ kê đơn và có biện pháp xử lý.

Sởi không có thuốc kháng sinh đặc trị
Sởi không có thuốc kháng sinh đặc trị

Bệnh sởi thường điều trị theo triệu chứng, có thể tự khỏi nếu chăm sóc tốt. Vậy muốn biết phải làm gì khi trẻ bị lên sởi, mẹ hãy theo dõi các bước dưới đây:

– Đưa trẻ tới các trung tâm y tế gần nhất để kiểm tra. Nếu chỉ mắc sởi thể thông thường thì có thể điều trị hỗ trợ cho trẻ tại nhà.

– Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ nếu sốt trên 38,5 độ C. 

– Nhỏ mắt, mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý ngày 3 lần.

– Bổ sung nước cho trẻ (nếu là trẻ trên 6 tháng). Trẻ dưới 6 tháng mẹ cho bú nhiều hơn. Hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng oresol bù điện giải, tránh bị mất nước.

– Nếu đã ăn dặm, mẹ nên nấu cháo loãng, dễ ăn. Tránh thức ăn có gia vị cay nóng, các loại thức ăn có protein dễ dị ứng như hải sản, thức uống có ga, có cồn, caffein.

– Vệ sinh thay rửa sạch sẽ cho trẻ hàng ngày, hạn chế tiếp xúc với nước hoặc gió lạnh. 

– Trong quá trình chăm sóc trẻ bị lên sởi, mẹ nên rửa tay sạch sẽ, nên đeo khẩu trang khi tiếp xúc với trẻ.

Trẻ bị lên sởi bao lâu thì khỏi? Khỏi rồi có tái phát lại không?

Không có con số chính xác cho câu hỏi trẻ bị mắc bệnh sởi bao lâu thì khỏi. Tùy vào cơ địa, sức đề kháng, mức độ mắc nặng hay nhẹ, chế độ chăm sóc… mà thời gian khỏi bệnh sẽ có sự khác nhau. Tuy vậy, đa phần mỗi đợt điều trị mắc sởi của trẻ sẽ rơi vào khoảng 10 – 15 ngày.

Còn đối với vấn đề trẻ mắc sởi 1 lần có tái phát lại không? Theo lý thuyết, sởi là bệnh miễn dịch lâu dài nên trẻ sẽ không bị lại nếu đã từng mắc sởi.

Còn đối với vấn đề vắc xin ngừa bệnh sởi. Các bác sĩ khuyên mẹ nên tiêm đủ cho trẻ 2 mũi thì khả năng không mắc sởi mới đạt 100%.

Vắc xin sởi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả
Vắc xin sởi là biện pháp phòng ngừa hiệu quả

Xem thêm về lịch tiêm phòng vắc xin ngừa bệnh sởi tại đây: https://mebeaz.com/chich-ngua-rubella-soi-quai-bi/

Sởi là một căn bệnh có thể để lại những biến chứng rất nặng nề cho trẻ. Vậy nếu muốn trẻ không bị lên sởi thì cha mẹ đừng quên tiêm phòng vắc xin đúng lịch cho con. Chúc sức khỏe!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.