7 cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh khô ướt có mùi hôi mẹ đã biết

0 6.365

Rốn trẻ sơ sinh khô ướt có mùi hôi, thối là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà mẹ TUYỆT ĐỐI không được xem nhẹ. Nhưng, mẹ đã biết nguyên nhân nào gây nên tình trạng này và hướng khắc phục ra sao cho an toàn và mang tới hiệu quả nhanh chóng chưa?

Sau khi bé chào đời, dây rốn sẽ được cắt đi và phần gốc còn lại sẽ nằm lại trên bụng bé tạo thành lỗ rốn. Trong nhiều trường hợp, tình trạng rốn em bé sơ sinh có mùi hôi, thối. Lúc này, mẹ chớ nên chủ quan.

Nội dung chính trong bài

Tại  sao rốn trẻ sơ sinh khô ướt có mùi hôi, thối?

Trước khi rốn được rụng hoàn toàn, đôi khi mẹ vẫn ngửi thấy rốn của con có mùi hôi nhẹ. Nhưng, nếu sau khi rốn trẻ đã rụng mà mùi hôi vẫn còn, có những lúc mùi hôi nặng tới mức thành mùi thối thì có thể do những nguyên nhân sau đây gây nên:

Nguyên nhân rốn trẻ sơ sinh ướt có mùi hôi

1. Mẹ vệ sinh rốn cho trẻ kém

Mẹ vệ sinh rốn cho trẻ kém
Vệ sinh rốn cho trẻ kém là một nguyên nhân gây nên tình trạng rốn trẻ có mùi

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tại vùng lỗ rốn của trẻ có tới hơn 70 loại vi khuẩn, kèm với đó là các loại nấm, vi trùng khác…

Chính vì thế, rốn của trẻ sơ sinh được đánh giá là một môi trường lý tưởng cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển. Những loại vi khuẩn này được hình thành và tích tụ từ mồ hôi, bụi bẩn… và nó bị mắc kẹt tại tốn khiến cho rốn em bé sơ sinh có mùi hôi. Đặc biệt, với những trẻ có lỗ rốn càng sâu thì càng khiến cho vi khuẩn có điều kiện tích tụ bên trong thuận lợi.

>> Xem thêm: Mách mẹ cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để mau lành, nhanh khô

2. Rốn trẻ bị nhiễm khuẩn

Tại sao rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi thì câu trả lời cũng có thể là do trẻ bị nhiễm khuẩn. Hiện tượng rốn trẻ sơ sinh bị ướt có mùi hôi, rụng rốn chậm, quan sát có thể rốn bị sưng, trong dịch chảy có mủ… thì có thể trẻ rốn của trẻ đang bị nhiễm khuẩn. Mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ tới gặp bác sĩ để được thăm khám cũng như xử lý. Nếu không điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, sức khỏe của trẻ.

3. Do rốn trẻ bị hoại tử

Do rốn trẻ bị hoại tử
Rốn trẻ bị hoại tử có thể gây tử vong

Rốn trẻ sơ sinh bị hoại tử được đánh giá là tình trạng nghiêm trọng nhất đối với tất cả các vấn đề liên quan đến rốn. Lúc này, rốn trẻ sơ sinh bị thối cực kì khó chịu.

Triệu chứng điển hình của bệnh chính là rốn bị rụng sớm, ban đầu chỉ là sưng đỏ nhưng dần dần chuyển sang màu tím đi kèm chảy mủ.

Khi nhận thấy rốn trẻ sơ sinh có mùi thối mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới bệnh viện, nếu  không can thiệp kịp thời có thể gây nên tình trạng tử vong thương tâm.

Nguyên nhân khiến rốn trẻ sơ sinh khô có mùi hôi

Trong nhiều trường hợp mẹ sẽ thấy rốn trẻ sơ sinh mặc dù khô nhưng vấn có mùi hôi. Chỉ cần rốn trẻ không bị ướt, sưng tấy hay chảy nước thì mẹ hoàn toàn có thể khắc phục không ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Khi những bụi bẩn tích tụ tại vùng rốn nếu không được mẹ vệ sinh thì có thể khiến rốn trẻ sơ sinh khô nhưng có mùi hôiVới nguyên nhân này, mẹ không nên quá lo lắng vì hoàn toàn có thể khắc phục một cách nhanh chóng bằng cách vệ sinh rốn cho trẻ thật sạch sẽ.

Những biểu hiện điển hình khi rốn trẻ sơ sinh bị hôi

Các biểu hiện khi rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi có những dấu hiệu khá điển hình để các mẹ có thể nhận biết:

Trước khi trẻ rụng rốn

– Trước khi rụng rốn tại vị trí cuống rốn thường bị rỉ ra một chút dịch nên khiến cho vị trí này luôn có cảm giác ẩm ướt, đôi khi mẹ có thể nhìn thấy có chút máu. Trong giai đoạn này, rốn trẻ sơ sinh hoàn toàn có thể có mùi nhưng nếu nó không đi kèm với hiện tượng sưng viêm, không ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ thì là bình thường.

Những biểu hiện điển hình khi rốn trẻ sơ sinh bị hôi
Rốn trẻ có dịch và mùi hôi

– Khoảng thời gian này, mẹ nên vệ sinh rốn cho trẻ 2 lần/ ngày và thực hiện đúng cách để giúp rốn luôn được sạch sẽ. Nếu mẹ chưa có kinh nghiệm, hãy chọn các dịch vụ hỗ trợ để việc chăm sóc bé được dễ dàng cũng như an toàn hơn.

>> Xem ngay: Tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô và cách chăm sóc

Sau khi trẻ rụng rốn

Khi rốn trẻ sơ sinh khô ướt có mùi hôi sau rụng rốn mẹ cần cho trẻ thăm khám nếu nó đi kèm với hiện tượng chảy dịch, mủ, sưng đau. Cần phải quan sát kỹ mỗi ngày từng chi tiết trên cơ thể trẻ để nhanh chóng có hướng khắc phục kịp thời.

Rốn trẻ sơ sinh có mùi phải làm sao? Những cách khắc phục mẹ phải nằm lòng!

Mẹ có biết? Rốn và mạch máu thông nhau nên bộ phận này vô cùng nhạy cảm cũng như dễ bị nhiễm trùng nếu như mẹ không biết cách chăm sóc đúng cách. Vậy, cần làm gì với chiếc rốn của trẻ:

– Luôn luôn đảm bảo rằng rốn trẻ phải được thông thoáng, sạch sẽ. Lau rửa rốn hàng ngày và không nên băng kín rốn.

– Trước khi dùng tay để vệ sinh rốn cho trẻ cần phải rửa tay thật sạch sẽ bằng cồn để diệt vi khuẩn.

– Mặc tã hoặc bỉm cho trẻ dưới rốn, tránh sự bí bách không đáng có, nó có thể gây ra bí bách và viêm nhiễm cho khu vực này.

Mặc tã hoặc bỉm cho trẻ dưới rốn
Mặc tã hoặc bỉm cho trẻ dưới rốn

– Không nên để cuống rốn của trẻ bị dính nước khi tắm.

– Khi tắm xong, cần làm sạch rốn của trẻ bằng bông gạc vô trùng, lau bằng cồn 70 độ lên cuống rốn, mặt cuống rốn, thân rốn. Cẩn thận không nên để bông gòn dính vào rốn của trẻ.

– Tuyệt đối không dùng bất cứ loại dung dịch nào bôi lên rốn của trẻ, nếu dùng sai có thể gây nên tình trạng viêm nhiễm.

– Khi rụng rốn, một số trẻ sẽ tiết dịch màu nâu đỏ hoặc chảy máu tại rốn. Điều này là bình thường, rốn của trẻ cũng sẽ cần một vài ngày để bình phục. Thời gian này mẹ cũng vẫn cần vệ sinh hàng ngày tại rốn một cách nhẹ nhàng nhất.

Giờ thì mẹ đã biết tại sao rốn trẻ sơ sinh khô ướt có mùi hôi cũng như nên khắc phục, chăm sóc rốn của trẻ như thế nào. Với bất cứ bộ phần trên cơ thể trẻ cũng cần được quan sát và vệ sinh mỗi ngày để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.