Góc tư vấn: Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng phải làm sao?
Rụng rốn là một chủ đề các bậc cha mẹ rất quan tâm khi em bé chào đời. Vậy trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng mẹ phải làm sao? Làm gì để bé không bị nhiễm trùng rốn? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho các mẹ.
Nội dung chính trong bài
Rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng bị ướt có sao không?
Thông thường, sau khi được sinh ra từ 7 – 10 ngày là rốn trẻ sơ sinh sẽ tự rụng và lành lại, một số trẻ thì lâu hơn. Cũng có trường hợp rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng vẫn bị ướt làm cho các bậc cha mẹ không khỏi hoang mang. Liệu bé có đang gặp vấn đề gì không?
Theo các bác sĩ, hiện tượng một em bé sau khi rụng rốn vẫn rỉ nước thì chưa có gì phải lo lắng cả. Miễn là nước chảy ra từ rốn bé không có mủ vàng, mủ xanh, mùi hôi hay lẫn máu là được. Khoảng 2 – 3 ngày sau đó rốn bé sẽ tự khô và lành lại.
Đôi khi vì sơ suất khiến rốn trẻ sơ sinh bị ướt trong lúc tắm. Mẹ nên dùng tăm bông sạch vệ sinh, lau khô cho con.
Rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng lúc nào là nguy hiểm?
Như đã nói ở trên, rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng là hiện tượng bình thường ở trẻ, mẹ chỉ cần vệ sinh đúng cách là rốn bé sẽ lành lại sau một vài ngày. Tuy nhiên, mẹ cũng cần phải hết sức cảnh giác với các trường hợp rốn trẻ sau khi rụng vẫn ướt, rỉ dịch mủ vàng, xanh, có mùi hôi, chân rốn đỏ, sưng. Thậm chí một số bé có thể bị sốt hoặc quấy khóc.
>>Xem thêm: Mách mẹ cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để mau lành, nhanh khô
Nguyên nhân của hiện tượng này là do rốn trẻ bị nhiễm khuẩn hoặc cũng có thể là bị u hạt rốn, uốn ván rốn… Mẹ cần phải nhanh chóng đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời.
Cách xử lý trong trường hợp rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng
Mặc dù em bé sơ sinh bị ướt rốn sau khi rụng là hiện tượng tự nhiên. Song nếu không biết vệ sinh chăm sóc đúng cách sẽ khiến con bị nhiễm trùng rốn rất nguy hiểm. Vậy mẹ đã biết rốn trẻ sơ sinh bị ướt sau khi rụng phải làm sao chưa? Nếu chưa, hãy thực hiện theo một số bước dưới đây:
– Hàng ngày, mẹ vệ sinh rốn cho trẻ bằng cách dùng tăm bông đã tiệt trùng thấm dịch từ rốn của bé. Sau đó, mẹ lấy một miếng bông gòn đã tiệt trùng khác thấm vào nước muối sinh lý 0,9% vắt khô và tiếp tục lau cho con, thực hiện cách này 2 – 3 lần/ngày. Lưu ý, mẹ không nên dùng bông khô sẽ khiến các sợi bông dính vào rốn của bé rất khó lấy ra.
– Mẹ vẫn tắm cho trẻ bằng nước ấm sạch bình thường, có thể lau nhẹ nhàng vào vị trí rốn sau khi bị rụng. Tắm xong thực hiện vệ sinh rốn như bước trên.
– Mẹ không nên dùng băng gạc để quấn vào rốn trẻ. Nên để chân rốn của trẻ hở và khô thoáng, không nên mặc quần áo hoặc bỉm bó sát vào rốn của con sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công rốn bé.
– Một số bà mẹ sử dụng mẹo chữa rốn bé ướt sau khi rụng là dùng nước lá đắp hoặc tự ý bôi thuốc cho con. Điều này hoàn toàn sai lầm, thậm chí có thể dẫn tới nguy hiểm chết người.
– Đặc biệt, các mẹ nên từ bỏ thói quen là sử dụng cồn hoặc cồn i – ốt để vệ sinh rốn cho trẻ. Theo các bác sĩ, điều này là không nên vì có thể làm chết đi các tế bào da ở rốn. Hơn nữa làn da của con rất “mỏng manh” nên rất dễ khiến trẻ bị tổn thương, gây tác dụng ngược.
>>Xem thêm: Tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô và cách chăm sóc
– Trong quá trình vệ sinh rốn cho trẻ, mẹ nên rửa tay sạch sẽ để không đưa vi khuẩn và rốn trẻ.
Các mẹ thân mến! Đọc xong bài biết này các mẹ đã biết làm gì khi rốn trẻ sơ sinh sau khi rụng bị ướt rồi chứ? Khi gặp vấn đề này mẹ phải thực sự bình tĩnh để xử lý đúng cách. Xin nhắc lại, mẹ không được bôi đắp bất cứ thứ gì lên rốn trẻ nhất là khi rốn bé rỉ dịch và có mùi. Hãy đưa con đi khám khi rốn trẻ có màu và mùi bất thường.
Nguồn: Mebeaz.com