Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa: Coi chừng nguy hiểm tính mạng!

0 8.131

Bác sĩ cho cháu hỏi bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa thì phải làm sao? Từ qua tới nay Tôm nhà cháu đi ngoài liên tục, phân chủ yếu là nước, người thì có biểu hiện sốt nhẹ. Cháu dán miếng hạ sốt thì cũng thấy đỡ nhưng tiêu chảy thì không cầm được. Không biết như vậy có nguy hiểm gì không? Có cần đi khám ngay không ạ?

(Phan Hoàng Anh, Hà Nội)

Nội dung chính trong bài

Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa thì phải làm sao
Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa thì phải làm sao

Trả lời

Bạn Hoàng Anh thân mến! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Mebeaz. Đây cũng là thắc mắc, lo lắng của rất nhiều ông bố bà mẹ khi bé bị tiêu chảy sau khi đi chích ngừa. Liệu đây là phản ứng bình thường hay có gây nguy hiểm gì không? Chúng tôi xin được giải đáp ngay sau đây:

Vì sao bé bị tiêu chảy sau khi đi chích ngừa?

Trước hết, chúng ta cần hiểu chích ngừa là phương pháp dẫn truyền chất kháng nguyên vào cơ thể nhằm kích thích hệ thống miễn dịch phát triển sự miễn dịch để chống lại các mầm bệnh, virus, vi khuẩn gây bệnh.

Tuy nhiên, bản thân vacxin cũng là 1 loại thuốc nên khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng nhất định. Vì vậy, bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Đặc biệt là sau khi tiêm vacxin mũi 5 trong 1 hoặc vacxin ngừa tiêu chảy do Rotavirus cũng có tác dụng phụ là tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bé có thể bị sốt nhẹ sau khi đi tiêm phòng, kèm theo biểu hiện quấy khóc, khó chịu, lười bú, người nổi mẩn, chỗ chích ngừa bị sưng tấy.

Vacxin cũng là 1 loại thuốc nên khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng nhất định, trong đó có tiêu chảy
Vacxin cũng là 1 loại thuốc nên khi đưa vào cơ thể sẽ gây ra những phản ứng nhất định, trong đó có tiêu chảy

Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa có nguy hiểm không?

Như đã nói ở trên thì bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa là một trong những phản ứng hoàn toàn có thể xảy ra. Một số triệu chứng giúp mẹ có thể nhận biết như: sôi bụng, bụng trướng nhẹ, đi ngoài nhiều lần hơn, phân lỏng, thậm chí toàn nước…. Cha mẹ không nên quá lo lắng. Tình trạng này chỉ kéo dài vài ngày (2 – 3) ngày sau đó sẽ bình thường trở lại.

Khi nào mẹ nên cho con đi khám?

Nếu sau vài ngày tình trạng tiêu chảy không được cải thiện, thậm chí nghiêm trọng hơn: bé bị sốt cao, tiêu chảy nhiều lần, phân lỏng có máu mủ, đau quặn bụng, nôn mửa, mất nước (môi khô, mắt trũng, khóc không có nước mắt, vật vã, kích thích) thì đây không phải là những phản ứng bình thường sau khi chích ngừa nữa.

Tiếp tục kéo dài sẽ dẫn đến hậu quả bị mất nước, khiến quá trình trao đổi chất, cân bằng thân nhiệt của bé bị ảnh hưởng. Mất nước nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong. Vì vậy, ngay khi nhận thấy những triệu chứng chuyển biến nặng hơn, mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Bên cạnh đó, một số biểu hiện cũng không thể chủ quan như: sốt cao trên 39 độ, quấy khóc liên tục trong nhiều giờ liền, người tím tái, co giật… thì cũng cần đưa bé đi khám sớm, tránh biến chứng nguy hiểm.

Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ gây mất nước, nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong
Tình trạng tiêu chảy kéo dài sẽ gây mất nước, nghiêm trọng thậm chí có thể dẫn đến suy thận, suy hô hấp hoặc tử vong

Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa: Mẹ nên làm gì?

Một số ông bố bà mẹ khi thấy bé bị tiêu chảy sau khi đi chích ngừa thì nôn nóng, tự ý điều trị bằng cách cho con uống thuốc tiêu hóa, thuốc cam… Tuy nhiên, việc dùng thuốc không theo chỉ dẫn đối với trẻ sơ sinh có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Thay vào đó, mẹ nên theo dõi những biểu hiện của trẻ để xác định mức độ nặng nhẹ và đưa đi khám (nếu cần).

Đồng thời, thực hiện những việc sau:

– Ăn uống lành mạnh: Vì thức ăn mẹ đưa vào cơ thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ tiêu hóa của bé thông qua việc cho con bú nên khi bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa, mẹ nên chú ý hạn chế ăn nhiều đồ dầu mỡ, sản phẩm có nguồn gốc từ sữa như sữa bò, phô mai, đồ ngọt như bánh, soda, thức uống có ga….

– Vệ sinh sạch sẽ: Tiêu chảy do virus hoặc vi khuẩn rất dễ lây. Mẹ nên rửa tay với nước ấm và xà phòng mỗi khi thay tã cho bé để ngăn sự lây nhiễm. Giữ tã mới ở chỗ sạch và không bị nhiễm bẩn.

– Uống dung dịch bù điện giải: Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa đồng nghĩa với việc bị mất nhiều nước. Vì vậy, mẹ có thể cho bé uống thêm dung dịch bù điện giải như Oresol để bù nước. Tuy nhiên, cần pha dung dịch theo đúng hướng dẫn và uống hết dung dịch đã pha trong 1 ngày, không để tới hôm sau dùng lại.

– Cho bé bú nhiều hơn: Đây không những là cách bổ sung nước tốt nhất mà còn giúp trẻ tăng sức đề kháng vì sữa mẹ chứa nhiều kháng thể tốt cho bé, giúp chống lại các tác nhân gây bệnh. Hơn nữa, sữa mẹ cũng là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa mẹ nên cho bú nhiều hơn
Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa mẹ nên cho bú nhiều hơn

Nếu mẹ đang bị rơi vào tình trạng ít sữa, tắc sữa, mất sữa thì có thể tham khảo sử dụng VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 22862/2017/ATTP-XNCB).

Viên uống lợi sữa Mabio gúp tăng số lượng, chất lượng sữa
Viên uống lợi sữa Mabio gúp tăng số lượng, chất lượng sữa

1. Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

  • Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.
  • Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.
  • Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

2. Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ

Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

3. Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh

Hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

4. Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh

Thành phần cao chè vằng lợi sữa với hàm lượng thích hợp giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Hoàng Anh giải đáp được những thắc mắc khi bé bị tiêu chảy sau khi đi tiêm phòng. Bạn nên chú ý theo dõi, nếu có những biểu hiện nặng: sốt cao, đi ngoài không cầm được, bé bị co giật… thì nên đưa đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể, tránh biến chứng nguy hiểm bạn nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.