Đau tử cung sau khi sinh từ BIỂU HIỆN cho tới GIẢI PHÁP!

0 2.292

Đau tử cung sau khi sinh là tình trạng thường gặp ở các mẹ sinh thường và nó xuất hiện nhiều ở những mẹ sinh lần 2, lần 3. Như vậy không phải với các mẹ sinh mổ thì không sao. Để có cách giải quyết kịp thời khi tình trạng này xảy ra, các mẹ cùng theo dõi bài viết sau để biết thêm chi tiết nhé!

 

Nội dung chính trong bài

Biểu hiện của đau tử cung sau khi sinh

Tử cung là cơ quan thứ 6 trong 6 cơ quan nội tạng chính và chỉ có ở phụ nữ. Nó nằm giữa bàng quang và trực tràng. Tử cung có chức năng nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Còn dưới đó là cổ tử cung, nối buồng tử cung với âm đạo, có vai trò bảo vệ tử cung tránh những tác động hay vi khuẩn từ âm đạo để thai nhi phát triển khỏe mạnh.

Vì thế, đây cũng là bộ phận chịu hậu quả trực tiếp sau sinh, đó là những cơn đau. Do tử cung là bộ phận bên trong nội tạng nên việc phát hiện đang bị đau tử cung cũng không dễ dàng. Biểu hiện phổ biến của đau tử cung sau sinh mổ hay sinh thường đề là đau tức hoặc đau râm ran vùng bụng dưới, vùng xương chậu nhưng có khi đau hơn cả đau bụng kinh nguyệt. Các mẹ có thể sờ thấy phần bụng đó có một khối cứng đó là tử cung khi chưa bình thường đang co lên.

Đau tử cung sau khi sinh: Biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp!
Đau tử cung sau khi sinh là đau phần bụng dưới

Ngoài ra, tùy vào nguyên nhân khiến đau tử cung sau khi sinh mà chúng có những biểu hiện cụ thể hơn. Các mẹ có thể theo dõi ở phần tiếp theo.

Tại sao phụ nữ bị đau tử cung sau khi sinh?

Để sinh được 1 đứa con, người phụ nữ phải chịu đựng và đánh đổi rất nhiều về sức khỏe. Đặc biệt, tử cung là bộ phận chịu tác động nhiều nhất, vì đang từ một quả bóng căng phồng, tự nhiên xẹp xuống bẹp dính với những gì còn sót lại của nhau thai khi đứa bé chào đời. Nó sẽ khiến người mẹ cảm thấy đau. Vậy nguyên nhân đau tử cung sau khi sinh là do đâu?

Mới sinh xong trong vòng 3 – 4 tuần đầu việc đau tử cung là vấn đề bình thường do các cơn co thắt ở tử cung. Quá trình co thắt gây đau tử cung sau khi sinh là để phục hồi, thu hẹp tử cung trở về vị trí ban đầu. Tuy nhiên, một số trường hợp nhau thai còn sót lại trong tử cung, khi co bóp sẽ đồng thời tống các nhau thai còn sót ra ngoài khiến cho tình trạng đau tử cung trở nên kịch liệt. Khi có dấu hiệu này cần đến bệnh viện để siêu âm, nạo hút sạch nhau thai.

Các mẹ nên lưu ý là việc co bóp tử cung sau sinh là rất tốt, một vấn đề sinh lý bình thường, còn giúp tử cung nhanh hồi phục như ban đầu. Nếu mẹ cho con bú, quá trình này diễn ra nhanh hơn do hormone oxytocin kích thích co hồi tử cung rõ nét hơn.

Thế nhưng, tình trạng đau tử cung sau khi sinh kéo dài quá lâu thì có thể mẹ đã mắc một số vấn đề về bệnh lý như: sa tử cung, viêm cổ tử cung. Biểu hiện của 2 bệnh này đó là:

  • Bệnh sa tử cung có dấu hiệu đau tử cung sau khi sinh, cụ thể là đau tức vùng thắt lưng, nặng bụng dưới; thường xuyên buồn đi đại tiện hoặc tiểu hiện nhưng không đi được; bí tiểu; táo bón hoặc có cảm giác vật gì đó tụt xuống dưới.
  • Viêm cổ tử cung sẽ khiến sản phụ đau râm ran ở bụng dưới, đau vùng xương chậu, đặc biệt là trong kỳ kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục. Nếu để bệnh kéo dài có thể làm đau bụng dữ dội và đầy bụng. Bên cạnh đó là ra nhiều huyết trắng, khí hư, chảy máu âm đạo bất thường.
Đau tử cung sau khi sinh: Biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp!
Đau tử cung sau khi sinh có thể do mắc sa tử cung

Cách giải quyết đau tử cung sau khi sinh

Đau tử cung sau khi sinh với các dấu hiệu đau do co bóp bình thường chị em chỉ cần thực hiện các bước sau để làm giảm cơn đau:

Cách 1: Xoa bóp, massage vùng bụng dưới

Có thể nằm để thực hiện động tác này, tự bản thân mình xoa cũng được hoặc nếu nhờ được chồng, người thân càng tốt. Bàn tay xòe rộng , áp lòng bàn tay vào bụng dưới, xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ cơn đau tử cung sau khi sinh sẽ giảm.

Cách 2: Ăn gà trống chưa gáy xào củ nghệ

Đây là bài thuốc chữa mẹo trong dân gian được nhiều người áp dụng. Nó giúp kháng viêm, giảm đau sau sinh hiệu quả.

  • Làm thịt con gà trống chưa biết gáy
  • Nghệ tươi gọt vỏ, thái sợi.
  • Phi hành thơm, cho gà và nghệ vào xào đến khi chín. Nêm nếm gia vị vừa ăn, ăn khi nóng.

Bài thuốc này nên áp dụng mỗi ngày, có thể kết hợp massage bụng đến khi nào hết đau hẳn (thường thì 3, 4 ngày là hết).

Đau tử cung sau khi sinh: Biểu hiện, nguyên nhân, giải pháp!
Bài thuốc trong dân gian chữa đau tử cung sau khi sinh hiệu quả

Đối với các dấu hiệu thuộc vào bệnh lý, khi phát hiện, sản phụ nên được đưa ngay tới bệnh viện để kiểm tra và điều trị kịp thời.

Bài viết trên đây mong rằng đã giúp các mẹ hiểu các vấn đề xoay quanh việc đau tử cung sau khi sinh và có phương pháp giải quyết khi cần. Chúc cả mẹ nhanh hồi phục để có sức khỏe tốt, chăm sóc con yêu phát triển khỏe mạnh!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.