Xót xa vì bé yêu bị hăm tã. Đây là cách xử lý 100% các mẹ cần

0 12.438

Trẻ nhỏ da rất nhạy cảm, nhiều bé bị hăm tã chữa mãi không khỏi khiến các mẹ lo lắng. Làm thế nào để chữa trị vấn đề phổ biến này ở trẻ? Chắc chắn những thông tin hữu ích dưới đây sẽ khiến chị em yên tâm hơn.

Trẻ bị hăm tã là tình trạng khá phổ biến
Trẻ bị hăm tã là tình trạng khá phổ biến

Nội dung chính trong bài

Mẹ bỉm sữa chia sẻ vấn đề bé yêu bị hăm tã

Trên một diễn đàn, đông đảo chị em rất băn khoăn, lo lắng, tìm cách chữa trị hăm tã cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ:

Thu Hà (25 tuổi): Hội mình cho em hỏi bé bị hăm tã ở bẹn nặng phải làm sao ạ. Con em 2 tuần này rồi cứ nổi vầng đỏ quanh háng, nổi cả các nốt nhỏ li ti nữa. Em đã thay nhiều loại bỉm cho con rồi mà không hết. Nhìn con như vậy sót quá các chị ạ.

Hình ảnh bé bị hăm tã
Hình ảnh bé bị hăm tã

Thanh Thanh (28 tuổi) bình luận: Ôi bé bị hăm nặng quá, nhìn thương quá đi. Em thử lấy lá trầu không đun nước để rửa cho con xem, bé nhà chị trước cũng bị hăm tã nhưng nhẹ hơn. Mẹ chồng chị làm theo cách này bé khỏi đấy em ạ.

Thu Thương chia sẻ: Đúng rồi đó, con em trước cũng vậy bé bị hăm tã đỏ vùng hậu môn. Thay mọi loại bỉm mà cứ thế, ai mách bôi kem gì cũng dùng mà không ăn thua. Vậy là đun nước trầu không hết ngay.

Trần Hà: Thay bỉm và dùng kem bôi da, inbox em chỉ cách cho, 3 ngày là khỏi.

Mẹ Bình An bày tỏ: Bị hăm nặng thế này tốt nhất là cho con đi khám đi bạn ạ, dùng kem hay các mẹo chữa dân gian đôi khi lại phản tác dụng đấy. Sợ lắm!

Bác sĩ giải đáp: Nguyên nhân nào khiến bé bị hăm tã?

Hăm tã là vấn đề phổ biến ở nhiều trẻ em. Da của các bé rất nhạy cảm, có thể phản ứng khi bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Có thể kể tới các nguyên nhân sau:

– Cơ địa của bé không phù hợp với loại tã đang dùng. Một số loại tã kém chất lượng, bí hơi cũng khiến tình trạng con bị năng hơn.

– Mẹ quên không thay tã cho bé trong nhiều giờ, da bé tiếp xúc lâu với phân và nước tiểu cũng khiến cho bé bị hăm tã.

– Sử dụng các loại khăn ướt có chất tẩy rửa hại cho vùng kín của bé.

– Lạm dụng phấn rôm bôi cho trẻ.

– Một số trường hợp bé bị hăm tã do đi ngoài hoặc dùng kháng sinh.

Mách mẹ cách chữa trị khi bé bị hăm tã

Nên tìm cách chữa hăm tã khi biểu hiện còn nhẹ
Nên tìm cách chữa hăm tã khi biểu hiện còn nhẹ

Khi thấy bé bị hăm tã nổi mẩn đỏ vùng hậu môn, bẹn, háng, vùng kín mẹ nên theo dõi và tìm cách xử lý. Không nên để tình trạng quá nặng sẽ khiến da con bị đỏ loét, chảy máu và nhiễm khuẩn… Trẻ bị hăm tã sẽ cảm thấy khó chịu, đau rát, thậm chí là quấy khóc và bỏ bú.

Hướng dẫn cách chăm sóc bé khi bị hăm tã

Khi thấy con bị hăm tã, mẹ hãy làm tốt những việc sau:

– Vệ sinh vùng kín cho con hàng ngày. Khi thay rửa cần làm nhẹ nhàng, chú ý lau khô mới mặc tã.

– Sử dụng một gói nhỏ thuốc tím pha trong 1 lít nước sạch rồi rửa da cho bé sau đó thấm khô bằng cách loại khăn mềm. Có thể dùng kem Bepanthen hoặc thuốc xanh methylen để trị hăm tã cho bé.

Sử dụng kem bôi hăm tã cho bé
Sử dụng kem bôi hăm tã cho bé

– Thay tã cho bé thường xuyên, không nên để quá lâu khiến chất thải ngấm vào da bé.

– Không nên bôi phấn rôm vì điều này vô tình làm cho trẻ bị tắc lỗ chân lông, gây khó khăn cho việc thoát ẩm cho da.

– Không nên dùng khăn ướt để lau cho bé, thay vào đó, mẹ có thể dùng loại khăn giấy khô đa năng hàng chuẩn để thấm nước ấm, lau cho bé mỗi lần bé vệ sinh. Sau đó để da bé tiếp xúc với không khí càng lâu càng tốt rồi mới mặc bỉm, tã. Như vậy da bé sẽ thông thoáng và thoải mái hơn.

– Các loại kem chống hăm tã cho bé chữa oxit kẽm rất tốt, mẹ có thể dùng để bôi cho con sau mỗi lần thay tã.

– Khi thấy bé bị hăm tã, mẹ nên đổi bỉm cho con. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều các loại bỉm, tã chất lượng. Mẹ nên tham khảo những loại có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

Mẹo dân gian chữa hăm tã cho bé

Mẹ có thể tham khảo một số mẹo chữa hăm tã cho bé dưới đây:

Chữa hăm tã cho bé bằng lá trầu không: Rửa thật sạch khoảng 4 – 5 lá trầu không, vò nát và đun sôi trong vòng 5 phút. Để nguội và lau rửa cho bé, tình trạng sẽ được cải thiện chỉ trong 2 – 3 ngày áp dụng.

Chữa hăm tã cho bé bằng lá trầu không
Chữa hăm tã cho bé bằng lá trầu không

Chữa hăm tã cho bé bằng lá khế: Lấy 1 nắm lá khế rửa sạch, để ráo nước rồi giã nát, trộn thêm 1 chút xíu muối, thêm nước sôi để nguội, lấy nước bỏ bã. Dùng bông y tế thấm dung dịch rồi bôi lên vùng da bị hăm của bé.

Chữa hăm tã cho bé bằng lá chè xanh hoặc vối non: Khi đã rửa sạch sẽ mẹ cho vào nồi đun lấy nước và rửa cho bé ngày 3 lần. Khi da khô có thể kết hợp bôi kem trị hăm cho bé.

Lưu ý: Mẹ nên áp dụng các mẹo chữa ở trên khi tình trạng của con mới bị, chưa nghiêm trọng. Nếu thấy các dấu hiệu bé bị hăm tã nặng thì cần đưa con đi khám để bác sĩ tư và vấn điều.

Phòng ngừa vấn đề hăm tã cho các bé.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng để con bị hăm tã rồi mới tìm cách điều trị các mẹ nhé. Mẹ nên làm tốt những việc này thì da con sẽ khô thoáng, không bị hăm nữa:

– Dùng loại tã chất lượng, và thay cho con thường xuyên, trung bình khoảng 3 tiếng/lần. Thay mỗi lần khi con đi nặng.

– Dùng nước ấm hoặc khăn mềm để lau cho con mỗi lần thay tã. Nhưng không được dùng khăn ướt vì loại này tiềm ẩn nhiều nguy cơ viêm nhiễm.

– Phòng ngủ nên thoáng mát, sạch sẽ.

– Nên hạn chế đóng bỉm cho con nhiều nhất có thể.

Hy vọng, qua bài viết này chị em sẽ có thêm kiến thức chữa trị và phòng ngừa khi bé bị hăm tã. Con sẽ thoải mái, ăn ngủ tốt hơn khi được vệ sinh sạch sẽ, da không còn ngứa đỏ.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.