Nỗi ám ảnh của mẹ bầu: Có thai bị cảm cúm phải làm sao?

0 10.986

Không ít trường hợp chị em “kêu trời”, lo lắng vì có thai mà bị cảm cúm. Nỗi ám ảnh này khiến nhiều mẹ mất ăn mất ngủ, suy sụp tinh thần, sợ con bị dị tật, kém thông minh… Bà bầu sức đề kháng kém hơn những người bình thường, đặc biệt là trong thời gian 4, 6 tuần hoặc trong giai đoạn gần cuối như tháng thứ 7, 8 rất dễ mắc cảm cúm. Mebeaz xin giải đáp một số câu hỏi chị em thắc mắc xung quanh chủ đề này.

Nội dung chính trong bài

Có thai bị cảm là nỗi ám ảnh của mẹ bầu
Có thai bị cảm là nỗi ám ảnh của mẹ bầu

Tại sao có thai lại dễ bị cảm cúm?

Theo các chuyên gia Y tế, bệnh cảm thông thường do virut gây ra có 2 loại là cảm lạnh và cảm cúm. Trong đó, để đánh giá mức độ ảnh hưởng thì cảm cúm được xem là nguy hiểm hơn so với cảm lạnh.

Bà bầu sức đề kháng kém hơn so với những người bình thường nên rất dễ bị cảm. Đặc biệt, còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi trong bụng nữa. Nên có thai mà bị cảm cúm rất nguy hiểm, các mẹ không được chủ quan.

Mẹ bầu có thể phân biệt dấu hiệu của cảm lạnh và cảm cúm như sau:

  • Cảm lạnh: Thường nhẹ và kéo dài vài ngày, các triệu chứng sẽ được cải thiện sau 7 – 10 ngày.  Chị em sẽ có những biểu hiện như nghẹt mũi, chảy nước mũi, ho, hắt hơi, viêm họng, nhức đầu, có thể cảm thấy đau nhức cơ thể hoặc mệt mỏi.
  • Cảm cúm: Mẹ sẽ thấy các triệu chứng của cảm cúm cũng giống như cảm lạnh nhưng kéo dài hơn. Kèm theo sốt vừa đến sốt cao, người ớn lạnh, ăn không thấy ngon miệng. Có thể cảm thấy mệt mỏi trên 2 tuần hoặc hơn nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Rất nhiều bà bầu hoảng hốt hỏi có thai mà bị cảm cúm phải làm sao? Dưới đây là một số câu hỏi điển hình.

Có thai bị cảm cúm có ảnh hưởng tới thai nhi không?

Có thai bị cảm trong 3 tháng đầu cần đề phòng
Có thai bị cảm trong 3 tháng đầu cần đề phòng

Hỏi: Chào bác sĩ, em có thai 4 tuần bị cảm cúm có ảnh hưởng tới thai nhi không? Con em có nguy cơ dị tật không ạ. Em đang rất lo lắng. Mong bác sĩ hồi âm.

Thu Hà – Đồng Nai

Trả lời: Xin được trả lời câu hỏi của bạn như sau: Đúng là có thai bị cảm là rất nguy hiểm, nhưng phải xem xét ở từng trường hợp, tuổi thai nữa. Trong 3 tháng đầu thai kỳ thì sự ảnh hưởng của virut cúm đối với thai nhi càng tăng lên nhưng không phải tất cả đều gây ra dị tật.

Nếu chỉ bị cảm lạnh, dị ứng thời tiết thông thường thì không đáng lo ngại nhưng nếu bị cảm cúm do virut Rubella gây nên thì rất nguy hiểm (Có thể ảnh hưởng 70 – 80% các bệnh ở mắt hoặc thần kinh thai nhi). Ngoài ra, nếu có thai mà bị cảm cúm sốt cao, nhiễm khuẩn, nhiễm độc do virut gây ra có thể làm thai lưu, sảy thai.

Do đó, đối với câu hỏi bà bầu bị cảm cúm có ảnh hưởng tới thai nhi không mà nhiều mẹ thắc mắc. Câu trả lời là thay vì lo lắng làm ảnh hưởng tới bé thì mẹ nên đi khám bác sĩ để có thể biết chính xác vấn đề của mình.

Với công nghệ siêu âm 4D, xét nghiệm máu là có thể xác định được dị tật ở thai nhi. Cũng cần phải lưu ý với mẹ rằng kể cả có bị cảm cúm hay không thì bản thân bà bầu cũng có 1 – 2 % nguy cơ dị tật các loại trên thai nhi trong tổng số các bé sinh ra. Chính vì thế, khám thai định kỳ là biện pháp hiệu quả để lường trước mọi tình huống xấu.

Có thai bị cảm cúm được uống thuốc gì không?

Không nên tự ý dùng thuốc khi có thai bị cảm
Không nên tự ý dùng thuốc khi có thai bị cảm

Hỏi: Chào chuyên gia, cho em hỏi có thai 6 tuần mà bị cảm cúm có được uống thuốc gì không ạ?

Thanh Lan – Hưng Yên.

Trả lời: Chào bạn, khi bị cúm, rất nhiều bà mẹ không đi khám bác sĩ mà tự ý mua thuốc về uống. Điều này rất nguy hiểm. Chưa nói kháng sinh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi mà người bình thường uống cũng cần phải thận trong.

Mặt khác, kháng sinh là do virut mà ra chứ không phải là vi khuẩn cộng với việc sử dụng kháng sinh điều trị virut không mấy hiệu quả. Do vậy, khi bị cảm cúm nặng tốt nhất là nên gặp bác sĩ để xét nghiệm chứ tuyệt đối không được tự ý mua thuốc về dùng.

Có thai mà bị cảm cúm được xông không?

Hỏi: Cho em hỏi, em có thai 7 tuần bị cảm cúm xông hơi được không? Vì không được sử dụng kháng sinh nên em muốn xông để giảm cảm thì có ảnh hưởng gì tới thai nhi không ạ?

Hồng Hà – Nam Định

Trả lời: Xông hơi là biện pháp chữa trị cảm cúm được rất nhiều người tin dùng. Mặc dù vậy, đây không phải là cách để các bà bầu sử dụng để giảm cảm. Nguyên nhân là:

  • Khi xông hơi, ngồi trong điều kiện kín và nhiệt độ cao sẽ khiến nước ối bị nóng và ảnh hưởng tới thai nhi, ngăn cản quá trình đưa oxy tới em bé.
  • Nhiệt độ cơ thể mẹ lên tới trên 38 độ C thì thai nhi có nguy cơ bị dị tật ống thần kinh, nhất là trong 3 tháng đầu tiên.
  • Dưới áp lực của hơi nóng có thể làm mẹ chóng mặt, tụt huyết áp làm giảm lượng máu dẫn tới thai nhi.
  • Nếu bất cẩn đổ nước ra ngoài có thể bị bỏng, ảnh hưởng trực tiếp tới mẹ và em bé.

Lời khuyên dành cho mẹ là không nên xông, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn và làm các xét nghiệm cần thiết.

Có thai bị cảm cúm mẹ bầu cần làm gì cho mau khỏe?

Bổ sung dinh dưỡng khi có thai bị cảm để mau khỏe
Bổ sung dinh dưỡng khi có thai bị cảm để mau khỏe

Hỏi: Chào bác sĩ, em có thai 8 tháng bị cảm cúm thì làm gì cho mau khỏe ạ. Gần 1 tuần nay em bị chảy nước mũi, ho khò khè, người mệt mỏi quá ạ. Em rất sợ ảnh hưởng tới thai nhi ạ. Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.

Trần Hương – Hà Nam

Trả lời: Trường hợp cảm cúm thông thường và tuổi thai của bạn như vậy thì không có gì đáng phải lo ngại. Do hệ miễn dịch của bà bầu thường kém hơn so với người bình thường nên rất dễ bị cảm. Bạn nên áp dụng một số cách trị cảm cúm khi có thai như sau:

– Xông mũi ngay khi có dấu hiệu bị cảm. Một số nguyên liệu gợi ý cho nồi xông của mẹ là: kinh giới, tía tô, lá bưởi, húng quế, bạc hà, chanh, gừng, sả…

– Nhỏ mũi bằng dung dịch nước muối NaCl 0,99%

– Súc miệng bằng nước muối loãng trước khi đi ngủ và sáng sớm khi thức dậy.

– Dùng chanh kết hợp với mật ong pha pha với nước ấm. Vừa giảm các triệu chứng cảm cúm vừa bổ sung vitamin C.

– Sử dụng tỏi trong các bữa ăn.

– Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ: Chế độ ăn uống rất quan trọng, nên bổ sung đầy đủ các chất, ăn một bát cháo giải cảm để tăng cường sức đề kháng, chống lại cảm cúm.

Có thai cần làm gì để phòng chống cảm cúm?

Nên đề phòng cảm cúm trước khi có thai
Nên đề phòng cảm cúm trước khi có thai

Hỏi: Chào bác sĩ, em có thai 7 tuần làm gì để không bị cảm cúm ạ? Thực sự em rất lo lắng về vấn đề này. Em nghe nói nếu bị cảm trong thời gian mang thai thì sẽ ảnh hưởng tới thai nhi đúng không ạ?

Thu Thương – Phú Thọ

Trả lời: Như những gì đã chia sẻ ở trên, có thai bị cảm rất nguy hiểm nhất là trong 3 tháng đầu tiên. Tuy nhiên, cần phải xác định mức độ và nguyên nhân gây ra cảm cúm mới có thể kết luận chính xác là ảnh hưởng tới thai nhi hay không? Do đó, tốt nhất là nên phòng tránh càng sớm càng tốt:

– Tích cực ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C, uống đủ nước và giữ vệ sinh cá nhân thật tốt.

– Thường xuyên súc miệng bằng nước muối sinh lý.

– Hạn chế ra đường và tiếp xúc với người bệnh hoặc nơi đông người.

– Không nằm ngay hướng quạt hoặc điều hòa.

– Nên tra thuốc nhỏ mũi nếu thấy dấu hiệu ngạt hoặc khi tiếp xúc với môi trường bụi bẩn.

– Lời khuyên cho các mẹ có ý định mang thai là nên tiêm phòng ngừa cảm cúm trước khi có bầu.

Hy vọng với những thông tin về vấn đề có thai mà bị cảm cúm ở trên, chị em sẽ có thêm kiến thức và kinh nghiệm phòng tránh, bảo vệ bé yêu của mình. Chúc sức chị em sức khỏe!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.