Bác sĩ trả lời: Có nên cho trẻ sơ sinh tắm bằng nước dừa không?

0 3.487

Một số mẹ bỉm sữa “rỉ tai” nhau tắm bé bằng nước dừa để da con trắng hồng, mịn màng. Số khác vẫn e ngại thắc mắc có nên cho trẻ sơ sinh tắm nước dừa không? Sự thật vấn đề này thế nào? Có được sử dụng nước dừa làm nước tắm bé? Câu trả lời có trong bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Nhiều người sử dụng nước dừa để tắm bé
Nhiều người sử dụng nước dừa để tắm bé

Sự thật tắm bé bằng nước dừa để da con trắng hơn?

Dừa là loại trái cây rất quen thuộc ở miền nhiệt đới. Lâu nay, người ta vẫn sử dụng nước dừa để tắm cho bé sơ sinh vì nghĩ rằng nước dừa sẽ giúp cho làn da của bé săn chắc, khỏe mạnh và đặc biệt là trắng hồng, mịn màng hơn.

Khoan hãy tìm hiểu đúng sai, trước tiên mẹ nên xem thành phần của nước dừa có gì? Trong nước dừa có nhiều chất dinh dưỡng như: protein, sắt, phốt pho, natri, các loại vitamin và nhiều vi chất dinh dưỡng khác… Đọc đến đây nhiều mẹ “chắc mẩn” tắm nước dừa chính là giải pháp cải thiện làn da của em bé. 

Sự thật lại không giống như các mẹ nghĩ, nhiều bác sĩ da liễu khẳng định: chưa có nghiên cứu nào chứng minh được nước dừa thay đổi được tính chất da hay màu da. Do đó, không có cơ sở nào để tin rằng trẻ sơ sinh tắm nước dừa da sẽ trắng trẻo hơn. Mặc dù vậy, nước dừa có nhiều dưỡng chất, vitamin, chất béo, protein nên vẫn có tác dụng dưỡng da cho trẻ sơ sinh.

Như vậy, tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh không làm da trắng mà chỉ có tác dụng chăm sóc cho da em bé thôi các mẹ nhé!

Vậy có nên cho trẻ sơ sinh tắm nước dừa không?

Vấn đề đặt ra ở đây là nước dừa không làm cho da bé trắng hơn thì có nên tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh không?

Có được sử dụng nước dừa để tắm cho trẻ sơ sinh
Có được sử dụng nước dừa để tắm cho trẻ sơ sinh

Lời khuyên của các chuyên gia là trẻ sơ sinh vẫn được tắm bằng nước dừa 1 tuần một lần, tuy nhiên mẹ cần phải đề phòng các nguy cơ như nhiễm khuẩn da vì nước dừa có vị ngọt nếu mẹ tắm không sạch hoặc thường bỏ qua những vị trí như kẽ nách, cổ, vùng kín của bé sẽ là mảnh đất màu mỡ cho vi khuẩn xâm nhập. Do đó, cần hết sức thận trọng khi sử dụng nước dừa để tắm cho trẻ sơ sinh.

Hướng dẫn mẹ cách tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước dừa

Trong 2 tháng đầu tốt nhất là mẹ nên sử dụng nước dừa đã qua đun sôi sau đó để nguôi khoảng 36 – 38 độ C để tắm cho bé. Có thể nhiều mẹ sẽ nghĩ rằng làm cách này là quá cẩn thận tuy nhiên điều này để loại bỏ những nguy cơ nhiễm khuẩn với một làn da quá non nớt như da của trẻ sơ sinh. Mẹ có thể cho thêm một vài lát chanh vào chậu tắm giúp da bé mát, tránh rôm sảy.

Trong quá trình tắm nước dừa cho trẻ sơ sinh mẹ sử dụng khăn mềm lau rửa từ trên xuống dưới. Tắm tráng lại một lần nữa bằng nước trắng ấm, nhớ lau sạch ở những bộ phận có nếp gấp sau đó lau lại bằng khăn khô để da em bé luôn được thông thoáng.

Như vậy, trẻ sơ sinh có tắm được bằng nước dừa hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách tắm bé của mẹ.

>> Xem thêm:  Có nên tắm bia cho trẻ sơ sinh không? Thực hư giúp da bé đẹp?

Ngoài nước dừa mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước gì là tốt?

Màu da em bé phụ thuộc nhiều vào di truyền chứ không phải tắm bằng nước dừa
Màu da em bé phụ thuộc nhiều vào di truyền chứ không phải tắm bằng nước dừa

Sắc tố da của một đứa trẻ phụ thuộc phần nhiều vào chế độ dinh dưỡng lúc mang thai và gen di truyền từ bố mẹ. Vậy nên trẻ sơ sinh tắm bằng nước dừa để trắng da chỉ là lời đồn, truyền miệng vô căn cứ. 

Thay vì sử dụng nước dừa chi phí tốn kém mẹ nên sử dụng nước trắng đun sôi để nguội khoảng 36 – 38 độ C và pha thêm một vài giọt nước cốt chanh để tắm cho bé. 

Những em bé có da bị dị ứng, nổi chàm sữa mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc bôi cho trẻ, không nên sử dụng các loại lá tắm như lời truyền miệng dân gian để tắm cho bé, lý do là vì nếu những loại lá đó không được rửa sạch thì có thể gây hại cho da em bé.

Đọc xong bài viết này, chị em đã trả lời được câu hỏi có nên cho trẻ sơ sinh tắm bằng nước dừa không rồi chứ? Xin nhắc lại là ĐƯỢC nhưng không có tác dụng làm trắng da và mẹ chỉ nên tắm 1 tuần/ 1 lần để chăm sóc da cho em bé, chú ý tắm tráng lại bằng nước trắng tránh đưa vi khuẩn hại da con.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.