Phụ nữ có thai dạ trên, dạ dưới là như thế nào? Có nguy hiểm không?

0 36.216

Có thai dạ trên hay dạ dưới là như thế nào? Liệu điều này có ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Mẹ phải làm sao để đảm bảo có 1 thai kỳ khỏe mạnh? Nếu cũng còn đang mơ hồ về những vấn đề này thì cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Có thai dạ trên hay dạ dưới là như thế nào?
Có thai dạ trên hay dạ dưới là như thế nào?

Phụ nữ có thai dạ trên, dạ dưới là như thế nào?

Có thai dạ trên hay còn gọi là chửa bụng trên, hiểu đơn giản là phần bụng bầu cao hơn bình thường so với những mẹ bầu khác.

– Ngược lại, có thai dạ dưới hay còn gọi là chửa bụng dưới, là tình trạng bụng bầu to và hơi chèn ngang ở phần dưới bụng.

Việc có thai dạ trên hay dạ dưới còn tùy thuộc vào cơ địa của từng người cũng như vị trí của thai nhi ở trong tử cung.

Vậy có thai dạ trên hay dạ dưới có gây nguy hiểm gì không?

Như đã nói ở trên thì việc có thai dạ trên hay dạ dưới chỉ đơn thuần phản ánh cơ bụng của mẹ bầu cũng như vị trí của thai nhi trong tử cung. Điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe hay tình trạng phát triển của em bé. Vì vậy, các mẹ không nên quá lo lắng.

Có chăng thì việc có thai dạ trên sẽ khiến việc đi lại của mẹ dễ dàng, thoải mái hơn so với có thai dạ dưới (bụng to và đi lại nặng nề, khó khăn hơn), đặc biệt là những bà bầu có thân hình thấp bé, thừa cân.

Việc có thai dạ trên hay dạ dưới không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi
Việc có thai dạ trên hay dạ dưới không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ cũng như thai nhi

Một số câu hỏi thường gặp liên quan đến việc mẹ có thai dạ trên hoặc dạ dưới

Có thai bụng dưới là trai hay gái?

Một số quan niệm cho rằng phụ nữ có thai dạ dưới là sinh con trai. Tuy nhiên, vẫn chưa có bằng chứng khoa học hay nghiên cứu cụ thể nào xác minh điều này. Hơn nữa, hình dáng bụng bầu không liên quan đến giới tính thai nhi.

Thay vào đó, hình dáng ngực mới là dấu hiệu đáng tin cậy để dự đoán giới tính em bé. Theo đó, mẹ bầu bé gái thì kích thước vòng 1 sẽ to hơn bầu bé trai. Do khi bầu bé trai, cơ thể sản sinh nhiều testosterone, khiến người mẹ mệt mỏi, kìm hãm sự gia tăng kích thước của vòng 1.

Có phải chửa bụng dưới là dễ đẻ hơn không?

Thực tế, việc sinh dễ hay khó phụ thuộc vào sức khỏe của sản phụ cũng như độ mở của tử cung, chứ không liên quan đến việc mẹ có thai dạ trên hay dạ dưới.

Tuy nhiên, đối với những mẹ có thai dạ dưới thì cần lưu ý hơn vào những tháng cuối thai kỳ để nhận biết thời gian sắp sinh. Bụng sẽ tụt trước khi sinh từ 2 – 4 tuần (đối với mẹ chửa con so), còn những mẹ sinh lần thứ 2, 3, bụng có thể tụt trước khi chuyển dạ.

Chửa bụng trên khó thở hơn chửa bụng dưới đúng không?

Mẹ cần biết rằng, hiện tượng khó thở khi mang thai là hết sức bình thường, kể cả có thai dạ trên hay dưới. Do sự thay đổi của các hormone, sự phát triển của tử cung, cộng thêm việc cơ thể mệt mỏi, thiếu máu… Người mẹ thường cảm thấy chóng mặt, khó thở, buồn nôn. Tuy nhiên, hiện tượng này chỉ xảy ra nhiều nhất trong những tháng đầu của thai kỳ, khi cơ thể chưa kịp thích nghi với việc có em bé trong bụng.

Còn về việc chửa bụng trên khó thở hơn có thể do vị trí của bụng bầu cao hơn bình thường, tử cung bị chèn ép ngược lên cơ hoành (bộ phận hoạt động kết hợp với phổi để đưa không khí vào phổi). Từ đó, dẫn đến khó thở.

Mẹ cần phải làm gì để có thai kỳ khỏe mạnh dù có thai dạ trên hay dạ dưới

Có thai dạ trên hay dạ dưới không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của mẹ cũng như em bé trong bụng. Việc các mẹ cần làm là:

– Có chế độ ăn uống khoa học, bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất từ thịt, cá, trứng sữa. Ăn nhiều rau xanh, các loại trái cây. Uống nhiều nước. Hạn chế đồ chế biến sẵn, đồ dầu mỡ và các chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá.

– Không cần quá lo lắng, hãy thư giãn, thoải mái tinh thần, trò chuyện, chia sẻ với chồng nhiều hơn để nhận được sự quan tâm, động viên, giúp đỡ khi cần.

– Đặc biệt, mẹ có thai dạ trên hay dạ dưới thì cũng cần có chế độ tập luyện hợp lý, vận động nhẹ nhàng, không nên nằm quá nhiều 1 chỗ, trừ những thai phụ có sức khỏe yếu, có tiền sử sinh non, sảy thai, được bác sĩ khuyên hạn chế đi lại thì nên tuân thủ theo chỉ dẫn.

Mẹ có thai dạ trên hay dạ dưới thì cũng cần có chế độ tập luyện hợp lý, vận động nhẹ nhàng
Mẹ có thai dạ trên hay dạ dưới thì cũng cần có chế độ tập luyện hợp lý, vận động nhẹ nhàng

– Trường hợp phát hiện có những biểu hiện bất thường như: bụng bầu quá lớn (do tăng cân, tiểu đường thai kỳ, đa ối…) hoặc quá nhỏ (do thiếu nước ối, huyết áp cao), bụng dưới bị đau, tức… thì mẹ nên đi khám bác sĩ trong thời gian sớm nhất có thể để được theo dõi và xử trí kịp thời. Tùy theo từng nguyên nhân và các triệu chứng, bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên hợp lý để đảm bảo an toàn cho mẹ cũng như thai nhi.

Tóm lại, việc có thai dạ trên hay dạ dưới không phải là yếu tố quyết định giới tính, sức khỏe, tình trạng phát triển của thai nhi cũng như việc mẹ có dễ sinh hay không. Vì vậy, chị em không cần quá để tâm đến vấn đề này. Thay vào đó, hãy chăm sóc sức khỏe thật tốt, thư giãn tinh thần để có 1 thai kỳ khỏe mạnh nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 3]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.