Tiêm phòng trước khi mang thai – tất cả những gì mẹ cần biết

0 16.604

Có nên tiêm phòng trước khi mang thai không? Tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu? Cần tiêm những vacxin nào, ở đâu, giá bao nhiêu? Có trăm ngàn vấn đề xoay quanh việc tiêm chủng mà tất cả những người đang có ý định làm cha mẹ bắt buộc phải tìm hiểu. Hãy cùng Mebeaz đọc bài viết dưới đây để có được câu trả lời chính xác nhất nhé!

 

Nội dung chính trong bài

Trước khi mang thai có nên tiêm phòng không?

Trong thời gian mang thai, phụ nữ rất dễ bị bệnh vì hàng rào đề kháng hoạt động khá yếu ớt. Chúng dễ dàng lây nhiễm sang thai nhi, khiến thai nhi bị dị tật, chết lưu hoặc sinh non. Ngay cả khi được can thiệp bằng các trợ giúp y tế, tính mạng và sức khỏe của hai mẹ con vẫn không thể tránh được những mối nguy hiểm này.

Vì vậy, để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh, tất cả các bà mẹ đều nên tiêm phòng trước khi mang thai. Mặc dù không đạt hiệu quả bảo vệ 100%, song khoảng 85 – 95% người được tiêm chủng sẽ sinh ra miễn dịch đặc hiệu bảo vệ cơ thể không bị bệnh trong suốt thời hạn sử dụng của vacxin.

Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu?

Các loại vacxin được tiêm lẻ tẻ ở từng thời điểm khác nhau chứ không thể thực hiện cùng một lúc. Nếu không tính những trường hợp “lỡ kế hoạch”, các bà mẹ nên chuẩn bị cho việc tiêm ngừa vacxin trước khi mang thai ít nhất 7 tháng.

Tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?

Tiêm vacxin trước khi mang thai là một việc làm quan trọng đòi hỏi người thực hiện phải có chuyên môn, do đó người mẹ không thể tự mua thuốc về tiêm, cũng không thể tiêm tại các hiệu thuốc hoặc đơn vị y tế nhỏ lẻ không có giấy phép hoạt động.

Vậy chúng ta nên tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu?

Ở các tỉnh thành trên cả nước, mẹ có thể đến Trung tâm Y tế dự phòng của địa phương hoặc đến các trạm y tế, bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh để được tư vấn về việc tiêm phòng vacxin trước khi mang thai.

tiêm phòng trước khi mang thai bao lâu
Tư vấn tiêm phòng trước khi mang thai ở bệnh viện

Nếu mẹ ở Hà Nội thì có thể đến một số địa chỉ sau để thực hiện tiêm chủng:

1. Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Địa chỉ: 929 Đường La Thành, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 0167 915 1515

2. Bệnh viện Phụ sản Trung Ương

Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

Điện thoại: 024 3825 2161

3. Bệnh viện Nhi Trung Ương

Địa chỉ: 18/879 La Thành, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 6273 8532

4. Bệnh viện Đại học Y Hà Nội

Địa chỉ: 1 Tôn Thất Tùng, Kim Liên, Đống Đa, Kim Liên Đống Đa Hà Nội

Điện thoại: 024 3574 7788

5. Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung Ương

Địa chỉ: 78 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: 024 3576 3491

6. Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội

Địa chỉ: 70 Nguyễn Chí Thanh, Láng Thượng, Ba Đình, Hà Nội

Điện thoại: 024 3834 3537.

Trước khi mang thai cần tiêm phòng những gì?

Theo thông tin mới nhất vào năm 2018, 4 mũi tiêm quan trọng trước khi mang thai là viêm gan B, thủy đậu, sởi – quai bị – rubella và cúm. Ngoài ra, các bà mẹ dưới 26 tuổi còn được khuyến khích tiêm chủng ung thư cổ tử cung (HPV) nếu có điều kiện.

tiêm phòng trước khi mang thai
Nên tiêm từ 4 – 5 mũi trước khi mang thai

– Tiêm phòng vacxin viêm gan B: Tiêm 3 mũi trước khi mang thai. Mũi đầu tiên tiêm trước khi mang thai 7 tháng, mũi thứ 2 cách mũi thứ nhất 1 tháng, mũi thứ 3 cách mũi thứ nhất 6 tháng. Trước khi tiêm, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm HBsAg và anti HBs.

– Tiêm phòng vacxin thủy đậu: Tiêm 1 mũi trước khi mang thai 3 tháng. Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm nhắc lại thêm mũi thứ 2. Không tiêm khi đã mang thai.

– Tiêm phòng mũi 3 trong 1 là sởi – quai bị – rubella: Tiêm 1 mũi trước khi mang thai 3 tháng. Không tiêm khi đã mang thai.

– Tiêm phòng vacxin cúm: Tiêm 1 mũi trước khi mang thai 1 tháng.

– Tiêm ngừa ung thư cổ tử cung HPV: Thường được tiêm cho phụ nữ dưới 26 tuổi. Các vacxin này sẽ cho hiệu quả cao nhất nếu được tiêm trước lần quan hệ tình dục đầu tiên. Nếu đã trên 26 tuổi mà muốn tiêm vacxin, hãy đến gặp bác sĩ để biết mình có thích hợp hay không.

Việc tiêm ngừa trước khi mang thai lần 2 thực hiện tương tự như mang thai lần đầu. Riêng mũi sởi – quai bị – rubella đã tiêm trước lần mang thai đầu tiên thì không cần tiêm nhắc lại.

Tiêm phòng trước khi mang thai hết bao nhiêu tiền?

Tiêm phòng trước khi mang thai không nằm trong chương trình mở rộng nên mẹ sẽ phải trả tiền cho việc này. Giá vacxin chủng ngừa trước khi mang thai phụ thuộc vào từng trung tâm mà mẹ lựa chọn, tuy nhiên không chênh lệch nhau quá nhiều. Vậy: Tiêm phòng trước khi mang thai giá bao nhiêu?

Dưới đây là bảng giá vacxin mà mẹ có thể tham khảo:

– Vacxin viêm gan B: 135.000 đồng/mũi

– Vacxin thủy đậu: 450.000 – 700.000 đồng/mũi tùy loại

– Vacxin sởi – quai bị – rubella: 165.000 đồng/mũi

– Vacxin cúm: 225.000 đồng/mũi

– Vacxin ung thư cổ tử cung: 1.200.000 – 1.400.000 đồng/mũi.

Mẹ cũng có thể chọn gói 4 mũi vacxin viêm gan B, thủy đậu, sởi – quai bị – rubella và cúm với giá khoảng 2.400.000 đồng.

Điều gì xảy ra nếu không tiêm phòng trước khi mang thai?

tiêm phòng trước khi mang thai
Không tiêm phòng trước khi mang thai tiềm ẩn nhiều nguy cơ

– Không tiêm phòng viêm gan B trước khi mang thai: Nếu chồng hoặc vợ mắc bệnh, con sinh ra 95% sẽ bị bệnh. Khi trẻ lớn lên, viêm gan B rất dễ chuyển thành ung thư gan.

– Không tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai: Nếu mẹ bị thủy đậu trong 5 tháng đầu thai kỳ thì trẻ có thể bị dị tật. Trong khi chuyển dạ, virus thủy đậu của mẹ cũng có thể lây sang con, khiến con mắc bệnh ngay từ khi lọt lòng.

– Không tiêm phòng sởi – quai bị – rubella trước khi mang thai: Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng con bị dị tật hoặc sảy thai rất cao.

– Không tiêm phòng cúm trước khi mang thai: Nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu thai kỳ, khả năng con bị dị tật rất cao.

Làm gì khi biết mình có thai lúc vừa tiêm phòng?

Cách tốt nhất là báo với bác sĩ để nhận được sự giúp đỡ. Mang thai khi vừa tiêm vacxin không cần thiết phải đình chỉ thai kỳ, nhưng mẹ sẽ cần phải được thăm khám và theo dõi trong suốt quãng thời gian này để kịp thời xử lý các sự cố đối với thai nhi.

Một số lưu ý khác về tiêm phòng trước khi mang thai

– Tiêm phòng là việc làm cần thiết, nhưng trước khi thực hiện, cần đến gặp bác sĩ để biết mình có phù hợp để tiêm vacxin hay không, vì một số trường hợp người mẹ dị ứng với thành phần nào đó của vacxin không thể thực hiện tiêm chủng được.

– Nếu cơ thể người mẹ đang không khỏe, hãy cân nhắc việc có nên tiêm phòng ngay hay không, bởi vì về cơ bản thì vacxin cũng là mầm bệnh đã được làm yếu đi hoặc làm chết đi, chúng được truyền vào cơ thể để kích thích sinh kháng thể. Sức khỏe không tốt có thể khiến người được tiêm bị nhiễm bệnh từ chính vacxin.

Tiêm phòng trước khi mang thai thường gây ra một số tác dụng phụ như sưng đau tại chỗ tiêm, sốt, mệt mỏi… Khi mọi triệu chứng trở nên khó chịu quá mức, hãy đến gặp bác sĩ.

Chúc tất cả các bà mẹ tương lai có một thai kỳ khỏe mạnh!

Nguồn: Mebeaz.com

Từ khóa liên quan: tiêm phòng trước khi mang thai webtretho, giá tiêm phòng trước khi mang thai, gói tiêm phòng trước khi mang thai, tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.