Mẹo Hay mẹ nên áp dụng khi con bướng bỉnh không nghe lời!
“Con bướng bỉnh không nghe lời phải làm sao”, “con bướng nên làm gì”, “con ngang bướng phải làm sao”… đó có lẽ là những câu hỏi quá đỗi quen thuộc mà các mẹ có thể gặp trên nhiều diễn đàn và cả trong cuộc sống.
Vào một giai đoạn nhất định nào đó trong quá trình phát triển của trẻ, những đứa trẻ nghe lời, ngoan ngoãn có thể trở nên bướng bỉnh và lì lợm. Vậy, cha mẹ nên có giải pháp gì để khắc phục tình trạng này? Cùng Mebeaz đi tìm câu trả lời ngay sau đây!
Nội dung chính trong bài
Vì sao con lại ương bướng, khó bảo?
Con bướng bỉnh không nghe lời do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên. Trong đó, có những nguyên nhân chủ quan và khách quan. Để trả lời câu hỏi con bướng bỉnh phải làm sao; cha mẹ cần phải xác định được nguyên nhân nào gây nên tính cách của con mình như vậy.
Sự nuông chiều quá mức của cha mẹ
Đây được đánh giá là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới tình trạng trẻ bướng bỉnh, không nghe lời. Sống trong một môi trường mà bất cứ yêu cầu nào của trẻ cũng được đáp ứng một cách nhanh chóng, trẻ muốn gì cũng được. Điều này gây nên thói quen đòi hỏi cũng như tính cách ích kỷ ở trẻ.
Dù vẫn biết, tất cả mọi đáp ứng mà cha mẹ làm đều xuất phát từ tình thương dành cho con. Nhưng, bé lại có một tư tưởng rằng tất cả mọi chuyện đều có thể thực hiện theo ý bé. Tại sao con bướng bỉnh cũng xuất phát từ nguyên nhân này mà ra.
>>> Xem thêm: Mẹo hay dạy con lễ phép: 10 điều bố mẹ NÊN TRÁNH và NÊN LÀM
Cha mẹ thường gây áp lực cho con
Có khá nhiều gia đình Việt hiện nay vẫn còn nặng tư tưởng so sánh con mình với “con nhà người ta”. Hoặc, cha mẹ cũng khoác lên vai trẻ những áp lực về việc học hành, cách cư xử…
Những hành xử hà khắc khiến trẻ luôn phải chịu những áp lực vô hình. Và, con trẻ sẽ có những phản kháng nhất định lại; đó có thể là việc không nghe lời hoặc đôi khi làm ngược lại với những lời cha mẹ nói.
Sự “bất đồng” trong quan điểm dạy con của cha mẹ
Trẻ bướng bỉnh không nghe lời có thể là do sự bất đồng quan điểm trong chính cách dạy con của các bậc phụ huynh. Và, phổ biến nhất chính là sự bất đồng trong quan điểm của hai thế hệ: ông bà và cha mẹ. Điều này khiến cho trẻ có thể lợi dụng được những điều có lợi cho mình trong chính cách dạy dỗ đó. Đây thực sự là một “sơ xuất” nếu như các gia đình không thể thống nhất được điều này.
Môi trường xung quanh tác động tới tính cách của trẻ
Trẻ con như một tờ giấy trắng, những tác động từ môi trường xung quanh sẽ ảnh hưởng rất nhiều tới tính cách trẻ. Vì thế, cần phải chọn cho bé một môi trường sống tích cực ngay từ nhỏ.
Mách mẹ “mẹo hay” để khắc phục tình trạng con bướng không nghe lời
Để đối phó với tình trạng con bướng bỉnh không phải là chuyện “một sớm một chiều” và thực hiện là thành công ngay. Tất cả đều cần phải có thời gian, đặc biệt là đối với con trẻ thì sự nhẫn nại, nhẹ nhàng lại vô cùng quan trọng.
Một số mẹo mẹ nên áp dụng như sau:
Hãy kiên nhẫn và đừng tranh luận
Con ngang bướng phải làm sao thì lời khuyên đầu tiên được đưa ra chính là cha mẹ nên bình tĩnh và kiên nhẫn. Tâm lý chung của các bậc phụ huynh có con nhỏ đó chính là muốn dạy con một cách dứt khoát: muốn con ngồi con nên ngồi, muốn con học vẽ con nên học vẽ, muốn con phải A thì con phải A… Và, khi trẻ không nghe lời thì những cơn giận giữ nổi lên là chuyện bình thường.
Nào, mẹ đừng như vậy chứ! Tuổi của bọn trẻ đâu đã nhận thức được tất cả. Hãy dùng một thái độ nhẹ nhàng và nhẫn nại để nói chuyện mới con, giúp con phân biệt đâu là sai, đâu là đúng. Điều này giúp trẻ sẽ dần bình tĩnh lại, không phản kháng và có thể nhận thức đúng.
Mềm mỏng nhưng cần kiên quyết
Cha mẹ luôn muốn dành những lời nhẹ nhàng và yêu thương nhất cho con. Nhưng, không phải lúc nào trẻ cũng hợp tác. Chính vì thế, cần phải có kỷ luật. Nếu con không hợp tác con hoàn toàn có thể bị phạt.
>> Xem thêm: Khi trẻ không nghe lời: Cha mẹ nói làm sao để cho con răm rắp theo!
Đặt kỳ vọng phù hợp với trẻ
Cha mẹ và con cái luôn có những suy nghĩ khác nhau, đôi khi thứ trẻ mong muốn đạt được lại không giống như kỳ vọng của cha mẹ. Điều này thực tế vô cùng phổ biến, đặc biệt là với những đứa trẻ có tính cách bướng bỉnh.
Thay vì chỉ toàn là áp lực; hãy biến gia đình nhỏ của bạn trở thành một nơi tràn ngập sự khích lệ, yêu thương. Chắc chắn, bé yêu của bạn sẽ cảm thấy thoải mái và dám mơ giấc mơ của mình.
Hãy khen thưởng khi trẻ có thay đổi tích cực
Một điều hiển nhiên mà cha mẹ nên biết đó chính là cách đối xử của cha mẹ là một phần ảnh hưởng tới sự hình thành tính cách của trẻ. Khi con bướng không nghe lời cha mẹ không nên quá kỷ luật, hãy quan sát và có những khen thưởng kịp thời khi bản thân trẻ có những thay đổi theo hướng tích cực.
Điều này chính là sự khích lệ kịp thời giúp cho trẻ có thể cảm thấy có động lực hơn. Không chỉ trong việc uốn nắn trẻ mà cả trong những hoạt động hàng ngày, thành tích học tập cha mẹ cũng đừng bỏ qua lưu ý này nhé!
Con ương bướng không nghe lời sẽ là vấn đề mà đa phần các bậc làm cha mẹ sẽ phải trải qua. Vì thế, hãy coi chuyện con bướng bỉnh không nghe lời là bình thường và có hướng khắc phục uốn nắn trẻ từ từ. Tính cách con như thế nào, có phải là một đứa trẻ ngoan và có tính cách tích cực hay không sẽ phụ thuộc vào chính sự uốn nắn này.
Nguồn: Mebeaz.com
Xem thêm: