Mách mẹ: Trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao?

0 115

Nguyên nhân chính khiến trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng đó là do chế độ ăn không hợp lý. Vậy trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao? Tùy vào từng trường hợp con bú mẹ hay không, con ở giai đoạn nào để chúng ta có cách giải quyết tốt nhất. Các bạn cùng tham khảo bài viết sau từ chuyên gia của Mebeaz nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh dễ bị còi xương suy dinh dưỡng ở thời điểm nào?

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng là do cơ thể không được đảm bảo đủ dưỡng chất, đặc biệt là thiếu hụt vitamin D. Điều đó ảnh hưởng đến việc cơ thể không thể hấp thụ canxi, photpho hình thành, phát triển xương. Không cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng gây cản trở tới sự hấp thụ vitamin D,…

Còi xương thường không xảy ra riêng lẻ mà đi kèm với suy dinh dưỡng do cơ thể khó hấp thụ, thiếu các dưỡng chất quan trọng khác như thiếu vitamin A, thiếu máu,… Tại thời điểm trẻ sinh non, sinh đôi, quá bụ bẫm, không được bú mẹ, dinh dưỡng thai kỳ của mẹ kém,.. là con dễ bị còi xương suy dinh dưỡng nhất.

Chắc hẳn các mẹ có con trong trường hợp trên đang rất băn khoăn trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao?

Trẻ sơ sinh dễ bị còi xương suy dinh dưỡng ở thời điểm nào?
Trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao?

Trước khi giải quyết vấn đề đó chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về việc, vậy ở những đối tượng trên thì bệnh dễ thể hiện ở thời điểm hay giai đoạn phát triển nào của trẻ?

Bệnh nhẹ ở 6 tháng đầu đời

Ở giai đoạn này hầu như các phụ huynh đều chủ quan và ít nhận biết được các dấu hiệu của bệnh vì đây là giai đoạn ở thể nhẹ. Giai đoạn này thường khởi phát trong khoảng 6 tháng đầu đời của trẻ. Các mẹ có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu như: ngủ không ngon, thường xuyên chán ăn, bỏ bú, hay quấy khóc, đổ mồ hôi nhiều hoặc hay bị chứng rôm sảy,…

Các dấu hiệu xảy ra thường xuyên hoặc kéo dài, cần đưa con đi khám và kiểm tra sức khỏe ngay để tránh dẫn tới tình trạng bệnh nặng.

Bệnh nặng khi trẻ sơ sinh trên 6 tháng

Nếu như trước đó trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng ở thể nhẹ rồi thì khi trên 6 tháng tuổi trẻ sẽ có những thay đổi tình trạng bệnh nặng. Với những cảm nhận ban đầu bạn có thể thấy xương của trẻ mềm đến mức chạm vào cảm giác không thấy xương. Hình dáng đầu bị thay đổi, vùng đỉnh đầu và phía trước gần như nhô ra to hơn.

Ngoài ra, còn các dấu hiệu khác như: chiều cao cân nặng của trẻ chậm hoặc không phát triển, rụng tóc gáy, chậm biết lẫy, biết bò, chậm mọc răng, răng hay bị sâu, mọc lộn xộn,…

Trẻ sơ sinh dễ bị còi xương suy dinh dưỡng ở thời điểm nào?
Trẻ bị còi xương suy dinh dưỡng nặng thường trên 6 tháng tuổi

Cùng tìm hiểu phần tiếp theo để biết trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao nhé!

Trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao?

Đối với trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng dù là bú mẹ hay không thì cũng nên thực hiện các cách sau:

Trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao mẹ chớ quên các thói quen sinh hoạt khoa học

Đối với trẻ 1, 2 tháng tuổi chưa có hoạt động gì nhiều ngoài ăn và ngủ. Tuy nhiên, trẻ càng lớn thì sẽ có nhiều hoạt động hơn như thức nhiều hơn, chơi nhiều hơn và khám phá mọi thứ nhiều hơn,.. Vì thế, hãy dành thời gian chơi với con để con hoạt động tay chân nhiều hơn. Ngoài ra, hãy giúp con phân biệt ngày và đêm để tạo thói quen ngủ tốt hơn.

Trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao đừng quên tắm nắng cho trẻ

Cho trẻ tắm nắng hàng ngày là phương pháp bổ sung canxi gián tiếp. Khi có ánh nắng mặt trời hãy để con ra ngoài khoảng 10 – 15 phút mỗi ngày vào buổi sáng (trước 9 giờ). Trừ bộ phận sinh dục và mắt của trẻ thì mẹ hãy để cơ thể bé được lộ ra bên ngoài để tiếp xúc với ánh mặt trời (tất nhiên không phải là mùa đông lạnh). 

Nếu bé mới sinh vào mùa đông, trời không nắng thì có thể cho trẻ đi tắm điện ở khoa trị liệu tại các bệnh viện uy tín.

Trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao?
Cho trẻ sơ sinh tắm nắng thường xuyên

Kiểm tra sức khỏe bé thường xuyên

Khi phát hiện con mình có dấu hiệu còi xương suy dinh dưỡng, mẹ cần theo dõi sát sao các chỉ số về chiều cao cân nặng cũng như sự vận động của trẻ. Có bất kì dấu hiệu bất thường nào như khó ngủ, hay ốm vặt, gặp phải các vấn đề về tiêu hóa… đều nên đi khám bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao?
Thường xuyên kiểm tra sức khỏe của trẻ sơ sinh để tránh bị còi xương suy dinh dưỡng

Đối với trường hợp trẻ bú mẹ và không bú mẹ phải làm sao?

Đối với trẻ không được bú mẹ

Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến trẻ vừa bị còi xương vừa bị suy dinh dưỡng đó là do không được bú mẹ đầy đủ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Sữa mẹ hội tụ đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời cũng là dạng thức ăn dễ ăn và dễ hấp thu nhất đối với trẻ sơ sinh.

Nếu mẹ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng thì sữa của mẹ cũng sẽ đảm bảo được những dưỡng chất đó cho con. Như vậy sẽ hạn chế được khá nhiều tình trạng còi xương suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh. Mẹ có thể sử dụng thêm sản phẩm Mabio – Tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ giúp cải thiện tình trạng sữa của mình.

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ

Cân đối thành phần dinh dưỡng trong chế độ ăn của mẹ

Mẹ luôn phải cân đối chế độ ăn của mình sao cho vừa đủ dinh dưỡng cho bản thân để nhanh hồi phục, vừa đủ dinh dưỡng để con phát triển khỏe mạnh. Chế độ ăn của mẹ cho con bủ đảm bảo các nhóm chất như tinh bột, chất đạm, chất béo, chất xơ. Mẹ không nên nhồi nhét bản thân hay kiêng khem quá mức trong bữa ăn của mình.

Đối với các trẻ đã có thể ăn dặm mẹ cũng nên bổ sung các nhóm chất trên, tránh những sai lầm trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh.

Bổ sung nhiều canxi 

Đối với mẹ cho bé bú, cần phải tăng cường ăn các loại thực phẩm giàu canxi trong bữa ăn hàng ngày như: cua, tôm, cá,… Các mẹ đang cho con bú, đặc biệt trong mấy tháng đầu đời nên uống 1 – 2 ly sữa mỗi ngày và ăn nhiều chế phẩm từ sữa.

Ngoài ra mẹ có thể cho bé uống vitamin D 4.000 UI/ngày trong 4 – 8 tuần hoặc tiêm vitamin D 200.000 UI/ống, 3 tháng tiêm nhắc lại 1 lần trong năm đầu tiên.

Bài viết trên chúng tôi đã giúp các mẹ giải quyết khá rõ vấn đề trẻ sơ sinh bị còi xương suy dinh dưỡng phải làm sao. Với những kiến thức đó chúng tôi hy vọng sẽ giúp các mẹ chăm sóc con yêu của mình được tốt hơn. Chúc các con luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!

Nguồn:  Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 4]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.