Tìm hiểu ho hậu sản là gì? Cách chữa hiệu quả không cần dùng thuốc

0 19.460

Em mới sinh được 2 tháng, mấy hôm nay em bị ho khan rất nhiều không rõ nguyên nhân tại sao. Mẹ chồng bảo em bị như vậy là ho hậu sản, đang cho con bú thì không nên uống thuốc. Em nghe xong dạ vâng vậy chứ cũng không biết ho hậu sản là gì? Có cách chữa ho hậu sản mà không cần dùng đến thuốc không ạ?

(Nguyễn An, Bắc Giang)

Chào bạn An, trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Mebeaz. Rất nhiều mẹ sau sinh cũng gặp trường hợp như bạn và có chung thắc mắc về tình trạng ho hậu sản. Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Ho hậu sản là gì
Ho hậu sản là gì, đây có phải là một bệnh hậu sản không?

Nội dung chính trong bài

1. Ho hậu sản là gì? Đây có phải là bệnh hậu sản không?

Ho hậu sản là tình trạng mẹ bị ho sau khi sinh chứ đây không phải là tên gọi của bệnh hậu sản. Ho có nhiều biểu hiện khác nhau như ho cấp tính, mãn tính, ho có đờm, ho khan, ho kèm theo sốt, sổ mũi, khản tiếng…

2. Nguyên nhân dẫn đến ho hậu sản?

Ho hậu sản có thể do nhiều nguyên nhân. Tùy vào mức độ khác nhau thì sẽ có chuẩn đoán và đánh giá mức độ nghiêm trọng khác nhau.

Ho hậu sản do thay đổi thời tiết

Thay đổi thời tiết, mẹ sau sinh cơ thể yếu, sức đề kháng kém, dễ bị nhiễm lạnh cũng là một trong những nguyên nhân gây ho. Triệu chứng thường là ho khan, ho gió, không có đờm. Trường hợp nặng hơn một chút có thể ho kèm theo triệu chứng sốt nhẹ, hơi đau rát cổ họng.

Ho do nhiễm virus

Ho hậu sản kéo dài trong 1 ngày hoặc có thể lâu hơn, kèm theo triệu chứng sốt, nhức đầu, váng đầu, cảm lạnh, người không có sức thì có thể do đường hô hấp bị nhiễm virus.

Ho do nhiễm khuẩn đường hô hấp

Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, cảm cúm… Triệu chứng thường là ho có đờm kèm các triệu chứng như sổ mũi, ngạt mũi, sốt, đau rát cổ họng… Hoặc do nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới như: viêm phế quản, viêm phổi, hen, suyễn… cũng là nguyên nhân gây ho.

Ho hậu sản có thể do rất nhiều nguyên nhân
Ho hậu sản có thể do rất nhiều nguyên nhân

Ho do những nguyên nhân khác

Ho cũng có thể do nguyên nhân như ô nhiễm môi trường, hít phải khói bụi, khói thuốc lá, khiến các bệnh đường hô hấp, hen suyễn nặng hơn. Ho do các bệnh tim mạch, trào ngược dạ dày… dùng một số loại thuốc kháng sinh có thể dẫn đến phản ứng phụ là ho khan, ho kéo dài.

3. Cách chữa ho hậu sản hiệu quả không cần dùng thuốc cho mẹ

Tùy vào nguyên nhân, biểu hiện và tình trạng ho hậu sản, mẹ có thể áp dụng những cách chữa ho khác nhau. Trong trường hợp ho do thời tiết thay đổi hoặc nhiễm virus thì có thể không dùng thuốc kháng sinh mà chữa bằng cách:

Uống chanh mật ong

Pha nước cốt chanh với mật ong theo tỷ lệ 1:3, uống mỗi ngày sau ăn khoảng 40 phút. Đây không chỉ là cách chữa ho hậu sản đơn giản, hiệu quả mà còn an toàn đối với các mẹ sau sinh, đang cho con bú.

Súc miệng nước muối

Cách này không những giúp làm sạch, bảo vệ răng miệng khỏi vi khuẩn mà còn hỗ trợ  làm sạch niêm mạc miệng, giảm ho hiệu quả. Nên duy trì thói quen súc miệng bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.

Cháo hành và lá tía tô

Với những mẹ bị ho hậu sản do thay đổi thời tiết, cảm lạnh thì nấu cháo hành và lá tía tô sẽ có công dụng hiệu quả trong việc giải cảm, giảm ho, lại vô cùng bổ dưỡng và lành tính cho mẹ sau sinh. Cách thực hiện rất đơn giản. Sau khi nấu cháo chín nhừ thì thái nhỏ hành và lá tía tô thả vào. Có thể thêm một ít nước gừng tươi để tăng mùi vị.

Trường hợp ho hậu sản với những triệu chứng nhẹ có thể dùng chanh mật ong để giảm ho
Trường hợp ho hậu sản với những triệu chứng nhẹ có thể dùng chanh mật ong để giảm ho

Trị ho bằng nước gừng và mật ong

Lấy 1 củ gừng giã nhuyễn và cho vào cốc nước nóng, thêm 3 lát chanh tươi và 1 thìa mật ong, khuấy lên và có thể nhâm nhi uống như 1 tách trà sẽ giúp giảm ho hiệu quả.

4. Mẹ bị ho hậu sản cần lưu ý những gì?

– Mẹ bị ho hậu sản do cảm cúm cần chú ý để tránh lây sang cho bé, vệ sinh tay sạch sẽ khi cho bé bú và đeo khẩu trang.

– Nên uống nhiều nước, bổ sung vitamin C bằng cách ăn hoa quả: cam, bưởi…

– Kết hợp ăn tỏi, hành, hẹ để tăng sức đề kháng cho cơ thể

– Tránh ăn đồ ăn lạnh, cay nóng, chiên rán nhiều dầu mỡ

– Tránh môi trường khô, lạnh, độ ẩm cao, nhất là điều hòa, các yếu tố gây ảnh hưởng đến hệ hô hấp như bụi, khói thuốc lá…

– Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là vùng cổ, tai, ngực, vòm họng.

– Có chế độ tập luyện tập thể thao thích hợp để nâng cao sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật.

Tóm lại, ho hậu sản có thể do nhiều nguyên nhân, tùy vào các biểu hiện và triệu chứng nặng nhẹ sẽ có cách chữa ho hậu sản phù hợp. Trường hợp của bạn chỉ bị ho khan do thay đổi thời tiết, cảm lạnh thì có thể chữa bằng các biện pháp dân gian. Bị nặng hơn thì có thể dùng thuốc kháng sinh nhưng cần theo chỉ định của bác sĩ. Nếu bị ho kèm theo sốt cao, nôn mửa, ho ra máu hoặc ho kéo dài nhiều ngày không thuyên giảm thì cần đi khám bác sĩ ngay nhé.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.