Làm gì khi trẻ con nói leo? Chia sẻ từ các mẹ giàu kinh nghiệm

0 182

Nói leo là một thói quen xấu thường gặp ở những trẻ từ 2 – 3 tuổi hoặc 7 – 9 tuổi khi đã biết nói sõi. Vậy phải làm gì khi trẻ con nói leo? Bài viết sau được chúng tôi tổng hợp từ một số mẹ đã có kinh nghiệm trị con nói leo thành công. Các mẹ cùng tham khảo và thử áp dụng ngay nhé!

Nội dung chính trong bài

Chia sẻ từ mẹ Thúy: Làm gì khi trẻ con nói leo?

Bé nhà mình được 3 tuổi và mới cho con đi học. Từ khi đi học con rất hay nói leo, ngắt lời người lớn khiến mình cảm thấy lo lắng. Sau đó mình cũng tự tìm hiểu trên mạng về cách phải làm gì khi trẻ con nói leo. Cũng áp dụng rất nhiều cách và cuối cùng cũng chọn được cách dạy con phù hợp. Tính đến nay được 1 tháng, con không còn hiện tượng nói leo nữa.

Trong những lần trò chuyện với chồng hay bạn bè của mình, con thường chen ngang đòi hỏi cái này, muốn cái kia. Ban đầu mình nói là: “Hành động của con như vậy là mất lịch sự đó. Mẹ đang nói chuyện với người lớn, con không nên chen ngang như vậy, hãy ngồi chờ mẹ một vài phút”.

Để cho con hiểu câu nói trên các mẹ cũng cần thực hiện từng bước để đạt được hiệu quả con không “phá đám”.

  • Dạy con về về khái niệm lịch sự và mất lịch sự. Mình đưa ra từ ngữ hay và không hay để ví dụ cho con hiểu. Nếu muốn hỏi mẹ vấn đề gì đó gấp cần sử dụng từ ngữ hay để xen ngang.
  • Mình dạy con cách mà mình ra ký hiệu để con biết mình có thấy sự hiện diện và mong muốn của con. Điều này giúp con cảm thấy mình được mẹ chú ý.
  • Các mẹ nên dạy con cả cách chờ đợi. Khi con học được cách sử dụng từ ngữ lịch sự để chen ngang câu chuyện con cũng sẽ học được cách chờ đợi. Sau đó các mẹ cũng đừng quên sử dụng lời cảm ơn vì sự chờ đợi đó của con.
Làm gì khi trẻ con nói leo? Chia sẻ từ các mẹ giàu kinh nghiệm
Chia sẻ từ mẹ Thúy

Đó mình thực hiện cách như vậy khi mọi người hỏi làm gì khi trẻ con nói leo. Cũng có thể do bé nhà mình là bé gái nên nghe lời hơn. Chúc các mẹ thành công!

Mẹ Hương chia sẻ cách khiến trẻ con không nói leo

Em dạy con khá đơn giản, em dạy con những vấn đề này khi con được 2 tuổi. Em răn đe ngay từ đầu về việc không được phép chen ngang hay nói leo. Khi người lớn đang nói chuyện với người khác hay gọi điện thoại, con cần phải yên lặng. Trừ một số trường hợp khẩn cấp (nêu ví dụ cho con) cần mẹ giúp đỡ con mới được lên tiếng. Lên tiếng bằng những lời lẽ lịch sự. 

Nếu con không nghe lời, em sẽ nói con phải chịu phạt và không được mẹ giải quyết mong muốn của con. Thực sự khá thành công nếu biết cách dạy dỗ con không nói leo sớm.

Mẹ Hương chia sẻ cách khiến trẻ con không nói leo
Mẹ Hương giúp con không nói leo bằng cách đơn giản

Làm gì khi trẻ con nói leo? Mẹ Thanh hào hứng chia sẻ

Theo tôi thì cách dạy con không nói leo tốt nhất là làm gương cho chúng. Bởi vì trẻ con từ 2 – 3 tuổi học rất nhanh và thường thích làm theo những gì ba mẹ làm. Vì thế, trước hết chúng ta phải là một người lịch sự, không nói chuyện chen ngang, nói leo trước mặt con.

  • Sau đó dạy con về phép lịch sự, lễ phép. 
  • Dạy tính kiên nhẫn, chờ đợi mới đạt được kết quả.
  • Không nhất thiết phải trả lời tất cả câu hỏi của con nhưng cũng không nên mắng mỏ khi con hỏi quá nhiều.
  • Xem xét về những mong muốn của con, cái nào có thể và không thể đáp ứng.

Các mẹ cũng chỉ nên mỗi hôm dạy con một chút và các bài học nên được nhắc lại nhiều lần. Mẹ cũng nên tạo nhiều tình huống khác nhau để dạy con cách xử lý. Sau một thời gian sẽ trở thành thói quen và không nói leo nữa.

Làm gì khi trẻ con nói leo? Mẹ Thanh hào hứng chia sẻ
Mẹ Thanh chia sẻ cách khiến trẻ không nói leo

Kết luận:

  • Làm gương cho trẻ.
  • Thiết lập các quy tắc về phép lịch sự, việc chen ngang nói leo làm tổn thương người khác.
  • Dạy con bài học về cách thu hút sự chú ý của người khác một cách lịch sự.
  • Không nên thỏa hiệp về cách nói leo của trẻ. Tức là không nên dừng việc mình đang làm, đang nói để tiếp chuyện hay đáp ứng mong muốn của trẻ lúc đó.

Bài viết trên chúng tôi đã tổng hợp các kinh nghiệm để giúp các mẹ biết làm gì khi trẻ con nói leo. Mỗi người sẽ có một cách dạy dỗ con riêng. Tuy nhiên, các mẹ có thể tham khảo những cách mà người khác làm thành công để áp dụng với con mình. Chúc các mẹ thành công!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.