Lễ Vu Lan báo hiếu vào ngày bao nhiêu? Cần làm gì trong ngày lễ này?

0 326

Vào mùa lễ vu lan báo hiếu cha mẹ, chúng ta thường thấy nhiều người dân, tăng ni, phật tử thả rất nhiều đèn hoa đăng trên sông hay cài một bông hồng đỏ trên ngực. Vậy ý nghĩa của lễ vu lan báo hiếu là gì? Diễn ra chính thức vào ngày bao nhiêu? Chúng ta cần làm gì trong lễ Vu Lan? Đọc bài viết sau sẽ cho bạn câu trả lời.

Nội dung chính trong bài

Vu Lan là ngày lễ báo hiếu cha mẹ, tổ tiên
Vu Lan là ngày lễ báo hiếu cha mẹ, tổ tiên

Ý nghĩa của ngày lễ vu lan báo hiếu cha mẹ là gì?

Vu Lan là từ được phiên âm từ tiếng Phạn (Ullambana), tiếng Hán dịch là giải – đảo – huyền nghĩa là giải cứu tội nhân đày đọa trong 3 đường địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh bị nghiệp lực hàn hạ khổ đau.

Ý nghĩa của ngày lễ vu lan báo hiếu cha mẹ bắt nguồn từ một câu chuyện cảm động về lòng hiếu thảo của ông Mục Liên. Sau khi quy y cửa Phật đã trở thành một đệ tử lớn trong giới Phật pháp, đạt được 6 phép thần thông và là một trong những đệ tử thần thông bậc nhất của Phật.

Khi thành chính quả, Mục Liên nhớ tới mẹ mình và dùng huệ nhãn tìm kiếm. Thấy mẹ mình do làm việc ác nên bị đày nơi địa ngục, thân xác tiều tụy, bị hành hạ khổ sở. Thương cảm cho đấng sinh thành, ông tự tay đem cơm xuống cõi quỷ dâng mẹ. 

Tuy nhiên, khi đưa bát cơm lên miệng người mẹ sợ quỷ đói xung quanh tranh cướp nên dùng tay che miệng bát, kỳ lạ thay tất cả những miếng cơm bà đưa vào miệng lại trở thành than nóng không thể nuốt trôi.

Mục Liên sau đó tìm tới Đức Phật để xin cách cứu mẹ. Phật bèn chỉ rằng: Vì nghiệp chướng tiền kiếp nên mẹ ông phải đầu thai thành quỷ đói, dù Mục Liên ông có thần thông quảng đại, tận hiếu đến đâu thì cũng không đủ sức cứu mẹ mà phải nhờ đến uy đức của chúng tăng khắp các nẻo cầu xin, cứu rỗi mới được.

Phật khuyên Mục Liên nên thành kính đi rước chư tăng về, nhờ công đức của các vị này thì mẹ của ông mới được siêu thoát, thời gian thích hợp nhất là ngày rằm tháng 7 và nên sắm lễ vào ngày đó.

Quả thật, Mục Liên làm đúng như lời Phật dạy, mẹ ông đã được thoát khỏi cõi quỷ về với cảnh giới lành… 

Chính vì tích này mà tháng 7 hàng năm là mùa lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, người Việt thường làm lễ để tưởng nhớ về tổ tiên, ông bà, tỏ lòng biết ơn tới đấng sinh thành. Bên cạnh đó, còn cúng cô hồn, xá tội vong nhân giúp các vong linh được siêu sinh tịnh độ, trở về cõi âm.

Lễ Vu Lan là ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm
Lễ Vu Lan là ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm

Nhiều người vẫn băn khoăn là lễ Vu Lan là ngày bao nhiêu? Vì mỗi nơi, mỗi nhà có thể làm lễ vào các ngày khác nhau trong nửa đầu tháng 7. Tuy nhiên, theo tục lệ vào ngày rằm tháng 7 âm lịch hàng năm (15/7) mới là ngày lễ chính thức của Vu Lan.

Bông hồng cài lên áo trong lễ Vu Lan có ý nghĩa gì?

Vào ngày lễ Vu Lan chúng ta thường bắt gặp nhiều hình ảnh xúc động từ già tới trẻ tới chùa cầu bình an và xúc động khi được cài một bông hồng lên ngực áo. Vậy ý nghĩa của bông hồng đỏ cài lên áo trong ngày lễ Vu Lan là gì?

Theo giáo sư – tiến sĩ Ngô Đức Thịnh thì hành động này xuất phát từ tác phẩm viết về mẹ của Thiền sư Thích Nhất Hạnh 1960. Trong một chuyến thăm Nhật Bản, nhà sư được tặng một bông hồng trắng lên ngực, biết được ý nghĩa cao đẹp của việc này, thiền sư đã chọn hoa hồng làm biểu tượng cho lễ Vu Lan và soạn ấn phẩm “bông hồng cài áo” năm 1962.

Bông hồng cài áo là biểu tượng của lễ Vu Lan
Bông hồng cài áo là biểu tượng của lễ Vu Lan

Bông hồng là biểu tượng cho tình yêu và sự cao quý, do đó vào ngày lễ Vu Lan là dịp chúng ta nhớ ơn tới đấng sinh thành sẽ cài lên ngực áo một bông hồng. Màu đỏ cho những ai đang còn mẹ cha, màu trắng là nhắc nhở không quên công dưỡng dục sinh thành dù mẹ cha đã khuất bóng.

Cần làm gì trong ngày lễ Vu Lan?

Ý nghĩa thực sự của ngày lễ Vu Lan báo hiếu quả là rất cao đẹp. Để tỏ lòng thành kính, biết ơn tới đấng sinh thành, ông bà tổ tiên, chúng ta nên làm những việc sau:

Chuẩn bị mâm cơm cúng tổ tiên trong ngày lễ Vu Lan

Mâm cơm tạ ơn gia tiên tổ đường và cầu nguyện cho các vong hồn siêu thoát, cầu bình yên cho gia đình. Nhiều địa phương gọi là cúng cô hồn hay cúng rằm tháng 7. Lễ cúng bao gồm: Cúng Phật, cúng thần linh, cúng gia tiên, cúng thí thực cô hồn và cúng chúng sinh.

Chi tiết, xem tại đây: https://mebeaz.com/cung-co-hon-thang-7/

Lên chùa tụng kinh hoặc nghe kinh Vu Lan Bồn

Lên chùa nghe kinh Vu Lan Bồn
Lên chùa nghe kinh Vu Lan Bồn

Trong ngày lễ Vu Lan báo hiếu cha mẹ, người ta thường lên chùa trì tụng Kinh Vu Lan Bồn để hồi hướng niềm hạnh phúc, an lạc cho cha mẹ và vun trồng phúc đức. Đây cũng là khoảng thời gian chúng ta cảm thấy tinh thần thư thái, tĩnh lặng để sống tốt hơn.

Phóng sinh

Theo quan niệm của người xưa, phóng sinh là hình thức ban tặng sự sống cho chúng sinh. Nhờ đó mà con người đã làm được một việc tốt, tăng thêm phúc đức, hóa giải ân oán nhiều đời giữa ta và chúng sinh khác.

Ăn chay tích đức

Ăn chay trong ngày lễ Vu Lan bản chất là đưa con người tới chốn thanh tịnh, về với bản ngã của mình, ăn chay vừa là thành tâm cũng vừa là bớt sát sinh. Hơn nữa, một ngày chay tịnh cũng tốt cho sức khỏe, bảo vệ môi trường sống của chính mình.

Làm việc từ thiện

Tùy vào khả năng của mỗi người, chúng ta có thể đem tặng một số vật chất cho những hoàn cảnh khốn khó như tiền bạc, lương thực, quần áo… Làm việc thiện trong ngày lễ Vu Lan cũng cách chúng ta tạo phúc đức cho bản thân và gia đình mình.

Tặng quà cho cha mẹ

Một món quà nhỏ xinh tặng bố mẹ đã hy sinh, vất vả cho mình khôn lớn trưởng thành cũng chẳng có gì to tát phải không? Nếu như không có quà thì một vài câu nói yêu thương, nấu món ăn ngon cũng làm cha mẹ ta ấm lòng lắm rồi. Hãy sống tốt và sống có ý nghĩa hơn đó mới chính là món quà vô giá con cái dành cho cha mẹ. 

Mỗi mùa lễ Vu Lan đến là dịp chúng ta sống chậm lại, yêu thương nhau nhiều hơn, nghĩ về công sinh thành dưỡng dục của cha mẹ, tổ tiên, ông bà. Có khi nào chúng ta tự hỏi: Bao lâu rồi chưa nói lời cảm ơn, lời quan tâm yêu thương tới gia đình của mình? Xin thay lời kết bằng một số câu hát trong bài “Bông hồng cài áo”, cùng nghe và ngẫm nghĩ…

“Một bông hồng cho em, một bông hồng cho anh

Và một bông hồng cho những ai, cho những ai đang còn mẹ

Đang còn mẹ để lòng vui sướng hơn

Lỡ mai này mẹ hiền có mất đi

Như đóa hoa không mặt trời, như trẻ thơ không nụ cười

Như đời người không lớn khôn thêm

Như bầu trời thiếu ánh sao đêm”…

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.