Mẹ sau khi sinh bị đau khớp đầu gối phải làm sao để khắc phục?
Rất nhiều mẹ sau sinh bị đau khớp gối, điều này khiến chị em rơi vào tình trạng đau đớn, khó chịu và ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như cuộc sống. Vậy, đau khớp gối sau sinh nguyên nhân do đâu? Phải khắc phục như thế nào để nhanh chóng cải thiện?
Mebeaz sẽ giúp các mẹ có được câu trả lời khoa học và tìm ra phải pháp khắc phục hiệu quả nhất trong bài viết ngay sau đây.
Nội dung chính trong bài
Sau sinh bị đau khớp gối nguyên nhân do đâu?
Những cơn đau khớp gối khiến cho sức khỏe và tinh thần của chị em ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Mẹ sau sinh bị đau khớp gối có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, trong đó có những nguyên nhân chủ quan và khách quan:

– Tăng cân trong thai kỳ: Đây được đánh giá là nguyên nhân chính gây nên tình trạng đau khớp đầu gối sau khi sinh. Sự tăng lên quá nhanh và nhiều của trọng lượng cơ thể trong quá trình mang thai khiến áp lực đè nén lên xương sống cũng như khớp gối rất lớn. Kết quả chính là những cơn đau khớp gối vô cùng khó chịu cả trong quá trình mang thai và sau khi sinh.
– Mẹ có tiền sử mắc các bệnh về khớp: Những mẹ đã từng mắc các bệnh lý liên quan đến xương khớp thì rất dễ gặp phải tình trạng sau sinh bị đau khớp gối. Nếu sụn khớp bị tổn thương từ trước kết hợp với áp lực quá lớn từ cân nặng chắc chắn sẽ khiến cho các mẹ bỉm gặp phải tình trạng đau nhức về sau.
– Vận động ít: Nhiều mẹ trong quá trình mang thai thường ít tập luyện thể dục thể thao. Điều này khiến cho các cơ khớp không được vận động thả lỏng cũng như khiến chúng dễ bị khô cứng, co thắt. Đặc biệt là khớp gối phải nâng đỡ toàn bộ cơ thể, do đó mẹ rất dễ bị đau nhức khớp gối sau khi sinh.
– Thay đổi nội tiết: Sau khi sinh nồng độ estrogen và progesterone (2 hormone giúp tinh thần thư giãn và giãn dây chằng) sẽ sụt giảm. Bên cạnh đó, nồng độ prolactin và oxytocin sẽ tăng nhanh trong thời kỳ cho con bú. Sự thay đổi hormone này khiến mẹ dễ dàng rơi vào trạng thái đau mỏi và tê nhức vùng đầu gối.
Hướng dẫn mẹ điều trị sau sinh bị đau khớp gối
Tình trạng đẻ xong bị đau khớp gối ở nhiều chị em gặp phải có nhiều cách chữa trị khác nhau. Chị em có thể chữa trị ngay tại nhà, sử dụng các bài thuốc Đông y hay điều trị bằng phương pháp Tây y.
Điều quan trọng hơn cả chính là nên có phương pháp khắc phục càng sớm càng tố để tránh tình trạng các cơn đau đớn tiến triển nhanh và ngày càng nghiêm trọng.
Chữa đau khớp gối bằng phương pháp dân gian
Những phương pháp điều trị đau nhức khớp gối tại nhà thường không thể loại bỏ tận gốc nguyên nhân gây nên bệnh lý này nhưng lại có thể kiểm soát các cơn đau hiệu quả.
Một số phương pháp mẹ có thể áp dụng ngay tại nhà:

Đắp gừng tươi: Gừng tươi giã nhuyễn sau đó bọc lại bằng vải sạch và cho vào nồi nước đun sôi cho tới khi thấy nóng thì lấy ra đắp vào đầu gối. Thời gian đắp khoảng 15 phút, ngày thực hiện 2 – 3 lần.
Chườm muối nóng: Lấy một 1/2 bát muối hột cho vào chảo đun nóng rồi dùng mảnh vải và bọc lại. Chườm lên đầu gối khoảng 15 phút, thực hiện nhiều lần trong ngày.
Ưu điểm:
- Hỗ trợ giảm các cơn đau nhanh
- An toàn cho người sử dụng.
- Thực hiện ngay tại nhà với nguyên liệu đơn giản.
Nhược điểm:
- Không giải quyết được tận gốc nguyên nhân gây bệnh.
- Tốn thời gian và công sức
Chữa đau khớp gối bằng phương pháp Đông y
Theo quan niệm của Đông y, nguyên nhân gây nên tình trạng đau nhức đầu gối sau khi sinh là do khí huyết của người phụ nữ bị suy giảm đột ngột, can thận tổn thương từ quá trình mang thai vì thế xương khớp không nhận đủ dưỡng chất.
Một số bài thuốc thường xuyên được áp dụng:
Bài thuốc 1: Xuyên khung 8g, thục địa 12g, phòng phong 6g, hoàng kỳ 12g, khương hoạt 8g, phụ tử 4g, bạch truật 12g, bạch thược 12g, đỗ trọng 12g, đảng sâm 12g, ngưu tất 12g, đương quy 12g, cam thảo 3g. Sắc uống.
Bài thuốc 2: “Ngũ tích tán”: Bạch chỉ 10g, phục linh 12g, cam thảo 4g, nhục quế 3g, đương quy 12g, bán hạ 12g, bạch thược 12g, trần bì 8g, xuyên khung 8g, chỉ xác 10g, thương truật 10g, ma hoàng 3g, hậu phác 10g, can khương 3g, cát cánh 6g. Sắc uống.
Ưu điểm:
- An toàn vì đa phần thành phần là thảo dược tự nhiên.
- Hỗ trợ điều trị dựa vào căn nguyên gây bệnh.
Nhược điểm:
- Cần nhiều thời gian để bài thuốc phát huy tác dụng.
- Tốn thời gian đun nấu.
Lưu ý: Cần chọn những địa chỉ uy tín để thăm khám cũng như bốc thuốc mới mang lại hiệu quả tích cực.
Chữa đau khớp gối bằng phương pháp Tây y
Nếu sau sinh bị đau đầu gối dai dẳng kéo dài ngày thì tốt nhất nên tới bệnh viện và thăm khám. Đa phần người bệnh sẽ được khám lâm sàng và tiến hành chụp X- quang ổ khớp gối.

Một số loại thuốc mẹ sau sinh thường được khuyến cáo sử dụng:
- Thuốc giảm đau chống viêm dạng không chứa steroid (NSAID)
- Thuốc giãn cơ như Eperisone
- Thuốc tiêm corticosteroid giúp kháng viêm và ngăn ngừa dị ứng…
Ưu điểm:
- Nhanh chóng làm giảm các cơn đau
Nhược điểm:
- Có thể ảnh hưởng tới số lượng sữa của mẹ
Mẹ sau sinh bị đau khớp gối tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe cũng như mức độ bệnh nặng – nhẹ mà cân nhắc chọn cho mình phương pháp điều trị phù hợp. Tuy nhiên, nếu mẹ đang nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ thì nên cẩn trọng khi chọn phương pháp Tây y vì nó có thể khiến mẹ bị mất sữa.
Xem thêm:
- Giải mã chứng đau khớp cổ tay, chân sau khi sinh? MẸO xử lý đơn giản
- Giúp mẹ sau khi sinh bị đau nhức xương khớp trả lời những câu hỏi
Cách phòng tránh tình trạng sau sinh bị đau khớp gối
Để không phải đối mặt với những đau đớn tại khớp gối, các chị em hoàn toàn có thể phòng ngừa bằng một số cách sau đây:

– Tích cực vận động nhẹ nhàng bằng các bài tập: đi bộ, yoga,… trong và sau khi sinh. Đây là cách giúp xương khớp được linh hoạt, dẻo dai cũng như giúp chị em kiểm soát được cân nặng trong thai kỳ.
– Hạn chế mang vác quá nặng, cố gắng ngồi đúng tư thế khi làm việc.
– Dành nhiều thời gian cho việc nghỉ ngơi cũng như tranh quá căng thẳng.
– Tăng cường bổ sung trong chế độ dinh dưỡng nhiều canxi, omega: cá hồi, đậu, sữa,… Hạn chế ăn nội tạng, đồ nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán.
– Hạn chế tối đa đồ uống có gas, chất kích thích.
– Kiểm soát cân nặng của mẹ, hạn chế việc tăng cân quá nhanh và nhiều.
– Tích cực bổ sung thêm canxi và vitamin trong thời gian mang thai và sau sinh
Hiện tượng sau khi sinh bị đau khớp gối là phổ biến và rất nhiều mẹ gặp phải hiện nay. Mẹ hoàn toàn có thể kiểm soát và phòng ngừa này ngay từ khi mang thai và cả khi bị đau khớp gối cũng có nhiều phương pháp khắc phục. Nếu mẹ còn bất cứ băn khoăn gì về bệnh lý này, hãy để lại bình luận để được hỗ trợ giải đáp nhanh nhất.