Sau khi sinh bị đau khớp cổ tay là một trong những biểu hiện thường gặp ở nhiều chị em phụ nữ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách xử lý thế nào khi bị tê nhức chân tay sau khi sinh. Câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết sau.
Nội dung chính trong bài
Trong chuyên mục sức khỏe mẹ và bé, chúng tôi nhận được một số câu hỏi liên quan tới các vấn đề xương khớp.
Liên hệ với chúng tôi, chị Thanh Loan (24 tuổi – Hoàng Mai – Hà Nội) cho biết: “Em mới sinh con đầu lòng được hơn 1 tháng nay. Dạo gần đây em thấy các khớp cổ tay, chân luôn trong tình trạng nhức mỏi, làm việc gì quá sức cũng thấy đau. Tuy là không ảnh hưởng quá nhiều tới sinh hoạt nhưng khiến em luôn khó chịu, chưa đi khám bác sĩ nên em cũng không biết nguyên nhân do đâu, và cách chữa chứng tê nhức chân tay sau khi sinh như thế nào? Mong chuyên gia cho xin lời khuyên.”
Tâm sự của mẹ Thanh Loan cũng là những băn khoăn, thắc mắc của rất nhiều mẹ sau khi sinh. Vậy tại sao lại có hiện tượng này? Cùng nghe chuyên gia của Mebeaz giải đáp.
Nguyên nhân phụ nữ sau khi sinh bị đau khớp cổ tay, chân sau khi sinh
Phụ nữ mới sinh có rất nhiều thay đổi về cả ngoại hình và sức khỏe. Trong đó, vấn đề bị đau khớp cổ tay sau khi sinh, tê mỏi đầu gối, chân… cũng không loại trừ. Xuất phát từ những lý do sau:
– Nội tiết tố thay đổi: Khiến cho hệ trục não bộ – tuyến yên – buồng trứng suy yếu, nội tiết tố nữ estrogen, progesterone và testosterone bị giảm sút nghiêm trọng sẽ dẫn tới hiện tượng sau khi sinh hệ xương khớp bị ảnh hưởng.
– Hiện tượng phụ nữ sau khi sinh bị đau khớp cổ tay, chân còn bị tác động khi hệ miễn dịch bị rối loạn, nghĩa là cơ thể tự sản sinh kháng thể và các kháng thể này tấn công các khớp gây viêm.
– Thiếu chất: Sản phụ sau sinh thường thiếu canxi, sắt, vitamin B12, vitamin D. Đặc biệt vitamin B12 giảm mật độ khoáng của xương cản trở dây thần kinh ngoại vi gây đau và tê nhức chân tay sau khi sinh.
– Nằm sai tư thế: Việc bế ắm và cho con bú sai cách cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiện tượng bị đau nhức cổ tay.
– Lý giải của Đông Y về hiện tượng này là do khí huyết suy nhược, gió lạnh xâm nhập vào cơ thể gây ra những tổn hại các dây thần kinh ở chân tay. Lời khuyên dành cho các mẹ là nên nghỉ ngơi, tránh làm những việc nặng nhọc.
Cách xử lý khi bị đau khớp cổ tay, chân sau khi sinh
Khi bị đau nhức chân tay, mẹ nên thực hiện những việc sau để cải thiện các triệu chứng:
– Chườm nóng ở chỗ khớp sưng đau.
– Hàng ngày nên massage và tập thể dục nhẹ nhàng để xương khớp được vận động, lưu thông máu tốt hơn. Một số bài tập như vẩy nhẹ cổ tay, xoay tròn, đứng lên ngồi xuống một vài lần để giảm co cứng khớp.
– Nên bổ sung canxi bằng cách sử dụng thuốc hoặc tắm nắng để bổ sung vitamin D giúp hấp thu canxi dễ dàng hơn.
– Ngoài ra mẹ nên bổ sung thêm vitamin nhóm B đặc biệt là B12 có nhiều trong những thực phẩm: Thịt lợn, thịt bò, gan và thận động vật, cá mòi, cá ngừ, sữa và các chế phẩm từ sữa, ngũ cốc…
– Chú ý tư thế cho con bú.
– Không nên lao động, làm việc quá sức để không tạo áp lực lên các khớp, phục hồi khả năng tuần hoàn máu sẽ làm giảm chứng đau khớp cổ tay sau khi sinh.
– Giảm thời gian bế bé: Các mẹ không nên ôm đồm công việc mà hãy san sẻ với người nhà hoặc chồng của mình. Những khó chịu hoặc đau đớn về thể xác có thể ảnh hưởng tới tâm sinh lý của mẹ.
Hướng dẫn cách làm muối thuốc chữa tê nhức chân tay sau khi sinh
Chuẩn bị nguyên liệu: Muối, gừng, ngải cứu, thuốc bắc (nếu có).
Cách thực hiện: Gừng, ngải cứu thái nhỏ sao nóng từng loại, muối cũng rang nóng cho tới khi nào kêu lách tách là được. Sau đó trộn tất cả các nguyên liệu vào với nhau.
Sử dụng: Có thể tự chế túi chườm bằng cách lấy ống tay hoặc quần đã bỏ đi để may thành một chiếc túi có khóa. Mỗi lần sử dụng thì cho các nguyên liệu vào túi và làm nóng bằng lò vi sóng trong vòng 5 phút hoặc rang muối trên chảo sau đó đổ vào túi chườm.
Sử dụng túi chườm thảo dược nóng là cách chữa tê nhức chân tay sau khi sinh nhanh, không những vậy mẹ còn có thể chườm ở bụng để giảm mỡ bụng cũng rất hiệu quả.
Một số lưu ý khi bị đau khớp cổ tay, chân sau khi sinh
Khi đang bị đau khớp cổ tay, chân thì mẹ nên hạn chế những việc sau:
– Tuyệt đối không lao động nặng khi đang điều trị đau khớp cổ tay sau khi sinh.
– Không được tự ý mua thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ.
– Không nên nắn hoặc bẻ vì có thể khiến cho tình trạng đau cổ tay, chân nặng hơn.
– Nếu các triệu chứng không thuyên giảm nên gặp bác sĩ để khám để được tư vấn chính xác hơn.
Hiện tượng sau khi sinh bị đau khớp cổ tay không những ảnh hưởng tới sinh hoạt của các mẹ còn khiến chị em mệt mỏi, khó chịu. Hy vọng với những lời khuyên trên sẽ cải thiện nhanh chóng vấn đề của mình. Chúc chị em có nhiều sức khỏe!
Nguồn: Mebeaz.com