Rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ vàng phải làm sao? Cách xử lý

0 1.766

Rốn trẻ sơ sinh ra mủ có thể gây nhiễm trùng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Vậy cách xử lý rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ vàng như thế nào? Mẹ phải làm sao để tránh biến chứng nguy hiểm? Cùng các chuyên gia của Mebeaz theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ màu vàng
Rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ màu vàng phải làm sao

Vì sao rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ màu vàng?

Thông thường, rốn trẻ sơ sinh sẽ khô, tự rụng và lành hẳn sau khoảng 1 – 3 tuần (tùy cơ địa cũng như cách mẹ chăm sóc, vệ sinh rốn cho bé). Tuy nhiên, có rất nhiều trường hợp rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ màu vàng, bé quấy khóc, bỏ bú khiến mẹ mệt mỏi, lo lắng.

Vậy nguyên nhân của tình trạng này là do đâu?

– Do mẹ vệ sinh rốn của bé chưa sạch, dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng rốn, ra mủ màu vàng. 

– Sử dụng các bài thuốc dân gian hoặc rắc các chất lạ (đắp lá, rắc hạt tiêu, bôi thuốc đỏ…) lên rốn bé khi chưa có chỉ định của bác sĩ, gây viêm nhiễm, mưng mủ. 

– Chăm sóc rốn của bé không đúng cách, để tã, bỉm cọ sát vào rốn gây tổn thương bề mặt da xung quanh rốn, khiến rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng vẫn ra mủ màu vàng. 

– Tự ý lắc cuống rốn hoặc dùng lực tác động, kéo đứt dây rốn để mau rụng cũng khiến quá trình hồi phục càng lâu hơn, rốn ướt và dễ mưng mủ. 

Rốn trẻ sơ sinh có mủ vàng phải làm sao? Cách xử lý như thế nào?

Rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ vàng nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nhiễm khuẩn: viêm rốn có mủ (chân rốn bé bị tấy đỏ, phù nề, rốn bị chảy nước có mùi hôi, chảy mủ vàng…), nghiêm trọng hơn là viêm mạch máu rốn (thành bụng phía dưới rốn bị phù nề, tấy đỏ, ra nhiều mủ, bé quấy khóc, biếng ăn…)

Vây mẹ phải làm sao khi rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ vàng?

1. Vệ sinh rốn sạch sẽ cho trẻ

Nếu thắc mắc rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ vàng phải làm gì thì trước hết, mẹ cần chú ý vệ sinh sạch sẽ. Dùng tăm bông nhúng nước sôi để nguội lau sạch rốn cũng như vùng da quanh rốn. Thấm nhẹ nhàng cho hết mủ màu vàng, tránh làm đau bé. Đồng thời, mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ trước khi thực hiện thao tác này. Sau khi vệ sinh thì để rốn bé khô, thoáng, không quấn băng rốn.

Chú ý không dùng bông gòn vì những sợi bông mỏng có thể rớt vào chỗ đang mưng mủ, khiến tình trạng càng trở nên nghiêm trọng hơn.

2. Thay tã, bỉm đúng cách khi rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ

Một trong những sai lầm lớn của các bà mẹ khiến rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ là để tã, bỉm cọ xát vào rốn bé, gây trầy xước, tổn thương bề mặt da. Hơn nữa, rốn mới rụng vẫn chưa lành hẳn rất nhạy cảm, dùng 1 số loại tã, bỉm không thích hợp (quá cứng, thô ráp…) có thể gây kích ứng, dẫn đến viêm nhiễm.

Vì vậy, mẹ cần chú ý chọn những loại tã, bỉm mềm mại, có độ thấm hút cao. Khi thay tã cần gấp mép cao, tránh để cọ vào rốn. Đồng thời, thao tác khéo léo để nước tiểu, phân trong tã, bỉm không dớt vào rốn, gây nhiễm trùng.

Thay tã, bỉm đúng cách khi rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ
Mẹ cần chú ý thay tã, bỉm đúng cách khi rốn bé có mủ

3. Tăng cường cho bé bú để nâng cao sức đề kháng

Trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất thiết yếu, cần thiết cho sự phát triển, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh. Vì vậy, 1 trong những cách xử lý khi rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ vàng là tăng cường cho bé bú sữa mẹ để hệ miễn dịch của bé tốt hơn.

Nếu mẹ gặp phải các vấn đề ít sữa, tắc sữa, không đủ sữa cho bé bú thì có thể tham khảo sử dụng VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO để tăng cường số lượng cũng như chất lượng sữa.

4. Đi khám bác sĩ nếu tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ kéo dài 

Trường hợp mẹ không biết làm gì khi rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ vàng kéo dài thì tốt nhất nên đi khám bác sĩ, tránh để biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt là khi xuất hiện thêm các triệu chứng: sốt, mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, mủ vàng ra ngày càng nhiều, lâu khô….

Mẹ tuyệt đối không nên chủ quan, tiếp tục điều trị tại nhà hay sử dụng các bài thuốc dân gian, điều này không những ảnh hưởng tới sức khỏe, khiến bé khó chịu mà còn có thể gây nhiễm trùng rốn, viêm rốn…

khám bác sĩ nếu tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ kéo dài 
Cho bé đi khám bác sĩ nếu tình trạng rốn trẻ sơ sinh có mủ kéo dài

Trên đây là những giải đáp cho câu hỏi rốn trẻ sơ sinh đã rụng nhưng có mủ vàng phải làm sao và 1 số cách xử lý giúp cải thiện tình trạng này. Các mẹ cần bình tĩnh và chú ý theo dõi những biểu hiện của bé cũng như khu vực quanh rốn, nếu có bất thường thì khắc phục sớm, tránh biến chứng nguy hiểm, dẫn đến viêm nhiễm nặng. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.