Cách xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ phải biết

0 2.145

U hạt rốn hay các mẹ gọi là chồi rốn đó là do chậm biểu bì hóa sau rụng rốn khiến mô hạt phát triển quá mức. Bệnh có nguy hiểm không, cách xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh và những điều mẹ phải biết là gì, tìm hiểu ngay bài viết dưới đây của Mebeaz nhé!

Nội dung chính trong bài

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Trẻ sơ sinh thường gặp rất nhiều các vấn đề về rốn. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh chồi rốn – hay còn gọi là u hạt rốn. Là phần u hạt xuất hiện ở rốn như chồi, thường thấy rõ khi cuống rốn đã rụng. Chồi rốn có kích thước nhỏ thì như hạt gạo, lớn hơn thì như hạt ngô hoặc hạt đậu, có thể kèm tình trạng chảy dịch kéo dài làm ướt rốn.

Bệnh này không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu mẹ không có các biện pháp xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh kịp thời sẽ dẫn tới nhiễm trùng và gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ.

Chồi rốn ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Chồi rốn ở trẻ sơ sinh không nguy hiểm nếu biết xử lý

Các cách xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh

Phương pháp buộc cuống chồi rốn

Xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh bằng phương pháp buộc cuống chồi rốn khá phổ biến. Việc này được thực hiện tại phòng khám mà không gây khó chịu gì cho bé. Việc thắt cuống nụ hạt khiến nụ hạt không được nuôi dưỡng sẽ teo đi và rụng. Tuy nhiên, mẹ nên lưu ý đưa bé đi khám bác sĩ để có lời khuyên tốt nhất.

Phương pháp chấm bạc Nitrate

Đây là phương pháp xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh phổ biến nhất hiện nay. Sử dụng 1 cây tăm bông nhỏ, thấm dung dịch bạc nitrate (AgNO3 75%) chấm lên nụ hạt (chồi rốn) 1-2 lần / tuần trong vài tuần. Nên làm thận trọng vì nó có thể làm bỏng phần da bụng xung quanh của bé. 

Các cách xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh
Phương pháp chấm bạc Nitrate

Vệ sinh rốn đúng cách ở trẻ sơ sinh mẹ nhất định phải biết

  • Bước 1: Chuẩn bị gạc mỏng vô trùng, băng rốn sạch, bông vô trùng.
  • Bước 2: Rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng, sau đó dùng cồn (70 độ) sát trùng trước khi băng rốn cho bé.
  • Bước 2: Dùng tay trái nâng nhẹ đầu cuống rốn lên để lộ phần chân rốn.
  • Bước 3: Lấy tăm bông tẩm dung dịch povidin 10% bôi xung quanh chân rốn, sau đó bôi từ chân rốn lên cuống rốn, từ trong chân rốn ra ngoài vùng xung quanh.
  • Bước 4: Chờ khi rốn bé khô, lấy gạc vô trùng quấn xung quanh chân rốn và băng lại bằng vòng băng thun vô trùng.
Vệ sinh rốn đúng cách ở trẻ sơ sinh mẹ nhất định phải biết
Vệ sinh rốn thật cẩn thận

Các nguyên tắc cần tuân thủ khi chăm sóc và xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh 

   – Rửa sạch tay trước và sau khi chăm sóc hoặc xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh.

   – Tã của bé phải nằm ở mức dưới rốn cho đến khi rốn lành. Điều này giúp ngăn ngừa nhiễm bẩn từ phân và nước tiểu.

   – Không nên mặc quần áo ép chặt vùng rốn.

   – Không đặt bé ngâm vào thau nước tắm cho đến khi rốn đã lành.

   – Không rắc bột chống hăm hoặc các loại bột khác lên rốn rỉ nước.

   – Theo dõi các dấu hiệu diễn tiến nặng của nhiễm trùng như chân rốn và vùng quanh rốn sưng phồng, chảy mủ, có mùi hôi,…

Các vấn đề về rốn ở trẻ sơ sinh nhất định mẹ phải biết

  • Rốn rụng muộn: Thông thường rốn rụng sau 10-14 ngày tuổi, nhưng một số ít trường hợp có thể kéo dài >3 tuần. Mẹ nên giữ rốn khô và kiểm tra da quanh rốn mỗi ngày. Rửa sạch chất tiết bám trên rốn một cách nhẹ nhàng và lau khô. Sau 3 tuần mà rốn chưa rụng, mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ.
  • Rốn rỉ dịch: Rốn rỉ dịch hoặc bị ẩm, hoặc có ít mủ trên bề mặt, thường xảy ra sau khi rốn đã rụng, trẻ có thể bị nhiễm trùng rốn mức độ nhẹ hoặc có bệnh lý rốn khác kèm theo như tồn tại ống niệu rốn, u hạt rốn… Mẹ nên đưa bé đi khám để được tầm soát bệnh lý rốn và hướng dẫn cách chăm sóc rốn. Nhớ là không được tự ý bôi sát trùng hay kháng sinh lên rốn của trẻ.
  • Chảy máu rốn: Mẹ sẽ thấy rỉ một vài giọt máu trên chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn, chảy máu do cọ xát tả vào cuống rốn. Chảy máu thường sẽ tự cầm hoặc cầm khi ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng gạc sạch. Nếu mẹ thấy máu chảy nhiều và không cầm được trong khoảng 8-10p, hãy đưa con tới gặp bác sĩ ngay để được thăm khám kịp thời.
Các vấn đề về rốn ở trẻ sơ sinh nhất định mẹ phải biết
Chảy máu rốn nhẹ có thể tự xử lý, nặng cần đi bệnh viện

Đa phần trẻ bị chồi rốn thường kèm theo tình trạng chảy dịch làm ướt rốn, bé khó chịu, quấy khóc và có thể còn bị sốt nữa. Nhiều bậc cha mẹ thường sai lầm ở chỗ là tự mua thuốc và tự điều trị cho bé ở nhà, dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng.

Khi phát hiện những biểu hiện bất thường ở phần rốn của bé, các mẹ nên cho con đi khám bác sĩ để bác sĩ xử lý chồi rốn ở trẻ sơ sinh kịp thời, nhằm tránh sự phát triển của bệnh lý. 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.