Trẻ bị tiêu chảy liên tục kéo dài khiến mẹ trẻ 9X HẾT HỒN!

0 93

Tình trạng trẻ bị tiêu chảy liên tục kéo dài thường khiến cho mẹ vô cùng hoang mang, lo lắng. Cùng lắng nghe câu chuyện của mẹ Hải Ly (mẹ bé Bim) để hiểu hơn về tình trạng này!

Nội dung chính trong bài

Mẹ Hải Ly chia sẻ câu chuyện bé Bim bị tiêu chảy liên tục

Mẹ Hải Ly chia sẻ câu chuyện bé bị tiêu chảy liên tục
Bé Bim bị tiêu chảy liên tục

Em vừa trải qua 3 tuần kinh hoàng các mẹ ạ! Bé nhà em bị đi ngoài tiêu chảy kéo dài liên tục tới nỗi mỗi lần con đi vệ sinh là em lại cảm thấy bản thân mình bất lực vô cùng!

Bim nhà em 18 tháng, ăn uống ngủ nghỉ bình thường nhưng tự nhiên cách đây 3 tuần bé bị đi ngoài hoa cà hoa cải. Lúc đầu, em khá chủ quan vì trước đó thỉnh thoảng bé cũng bị vậy nhưng chỉ 1 – 2 hôm là lại bình thường. Thế nhưng lần này tình trạng không bị như vậy!

Bé nhà em đi ngoài trung bình khoảng 3 – 4 lần một ngày và kéo dài khoảng 3 ngày. Em có cho con uống thêm men vi sinh. Tuy nhiên, số lần đi ngoài ngày càng tăng lên, tới mức con xì hơi cũng có kèm bọt. Lúc này em có cho con đi viện Nhi làm các xét nghiệm và được kết luận bị rối loạn tiêu hóa.

Nhưng, tình hình không dừng lại ở đó!

Bé bị tiêu chảy liên tục, số lần không giảm dù uống thuốc của bệnh viện. Em sợ hãi vừa cho con uống thuốc lại cho con uống thêm nước lá ổi, uống oresol  nhưng chẳng ăn thua. Sau 3 ngày em tiếp tục cắp con đi viện Nhi và kết quả vẫn không khác lần một, thuốc được tăng thêm và nặng đô hơn.

Em lên khắp các diễn đàn cầu cứu google với cụm từ “bé bị tiêu chảy phải làm sao”… trả về hàng trăm nghìn kết quả, đọc không thiếu thứ gì; kiêng cữ đủ thứ. Đến ngày thứ 10, con bị đi ngoài khoảng 12 lần/ ngày. Thực sự bất lực, con đi ngoài mẹ khóc như mưa! Lúc này bé bị tiêu chảy toàn nước nhìn thương vô cùng!

Em ngồi lại, rà soát lại tất cả các loại thực phẩm con đang ăn, các loại thuốc con đang uống. Cắt thêm thang thuốc mát sữa uống và gọi điện cho bác sĩ nhi mà em quen để nghe tư vấn. Lúc này, bác hẹn tối mang con qua bác khám cho vì ngày bác phải đi làm.

Trộm vía trời phật, sau 3 ngày bé đi ít hẳn khoảng 3 lần một ngày. Nhìn con đỏ cả hậu môn xót ruột khủng khiếp nhưng may mắn là con cũng đã khỏi. Tới hôm nay, mỗi ngày con đi ngoài 1 lần và quay lại guồng quay bình thường sau gần 3 tuần chiến đấu với tình trạng tiêu chảy.

Chia sẻ để các chị em đang có con nhỏ như em có thể hiểu và cần phải bình tĩnh khi con không may gặp phải tình trạng này. Hãy là một bà mẹ thông thái cùng con vượt qua những khó khăn nhé!

>> Xem thêm: Bé bị tiêu chảy sau khi chích ngừa: Coi chừng nguy hiểm tính mạng!

Chuyên gia tư vấn giải đáp: trẻ bị tiêu chảy kéo dài nguyên nhân do đâu, khắc phục thế nào?

Lý do tại sao trẻ bị tiêu chảy?

Lý do tại sao trẻ bị tiêu chảy?
Chế độ ăn uống có thể là một nguyên nhân gây nên tình trạng tiêu chảy

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên tình trạng tiêu chảy ở trẻ, trong đó phải kể đến những nguyên nhân chính như sau:

– Hệ thống miễn dịch của trẻ yếu nên các vi khuẩn tấn công và gây nên hiện tượng nhiễm trùng đường ruột.

– Các bé chuyển từ bú mẹ sang ăn dặm.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý, nấu ăn không đúng cách, ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất béo, đồ tanh…

– Vệ sinh kém: nếu trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh thì có nhiều vi khuẩn, vi rút sẽ bám vào tay chân, khi vệ sinh không sạch sẽ có thể trẻ đưa chân tay vào miệng và khiến bé bị nhiễm khuẩn.

– Trẻ bị suy dinh dưỡng.

– Phản ứng với các loại thuốc: Một số loại thuốc như erythromycin, cephalosporin, amoxicillin, penicillin có tác dụng phụ gây nên tình trạng tiêu chảy.

– Ăn quá nhiều đường cũng là một nguyên nhân khiến cho trẻ bị tiêu chảy. Chẳng hạn như cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo ngọt hay uống nước trái cây.

>> Xem thêm: Thuốc ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi dùng khi nào?

Trẻ bị tiêu chảy có nguy hiểm không? Những tác hại khôn lường!

Trẻ bị tiêu chảy có nguy hiểm không thì câu trả lời chắc chắn là CÓ. Chính vì thế cần phải tìm được hướng điều trị càng sớm càng tốt để ngăn chặn những tác hại khó lường có thể xảy ra.

– Mất nước: Đây chính là mối nguy hiểm rình rập nhất mà bất cứ người nào cũng gặp phải chứ không riêng gì trẻ nhỏ. Mất nước khiến cho cơ thể uể oải, không có sức sống, không muốn ăn uống.

– Sốt: Một số trẻ sẽ có biểu hiện sốt đi kèm, có trẻ sốt nhẹ, có trẻ sốt cao. Điều này phụ thuộc vào tình trạng của từng trẻ. Nhưng về cơ bản, chúng đều nguy hiểm cho trẻ nếu mẹ không can thiệp sớm.

– Giảm cân, suy dinh dưỡng: nếu trẻ bị tiêu chảy kéo dài thì niêm mạc ruột sẽ bị tổn thương và tình trạng rối loạn tiêu hóa hình thành. Lúc này việc hấp thu chất dinh dưỡng sẽ bị kém đi cũng như khiến cho trẻ bị thiếu chất.

Cách xử lý trẻ bị tiêu chảy đơn giản tại nhà mẹ nên biết

Cách xử lý trẻ bị tiêu chảy đơn giản tại nhà mẹ nên biết
Cho trẻ uống nhiều nước điện giải

Nếu tình trạng bé bị tiêu chảy chỉ ở mức độ nhẹ thì mẹ hoàn toàn có thể điều trị tại nhà. Một số cách đơn giản mẹ có thể áp dụng như:

– Bù nước và điện giải: Nếu trẻ có thể uống được thì tích cực cho trẻ uống dung dịch oresol; trẻ dưới 2 tuổi uống khoảng 50 – 100ml, trẻ trên 2 tuổi uống từ 100 – 20ml.

– Cho trẻ uống nhiều nước đun sôi để nguội, ăn các loại cháo, súp, nước dừa và vẫn cho trẻ bú mẹ bình thường.

– Trong tình trạng trẻ nôn ói nhiều, không ăn uống được thì nhanh chóng nhập viện thăm khám. Các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với trẻ.

Trẻ bị tiêu chảy nên dùng thuốc gì?

Tất cả cách xử lý trẻ bị tiêu chảy liên quan đến việc sử dụng thuốc cha mẹ tuyệt đối không được tự ý sử dụng cho con.

Trẻ bị tiêu chảy nên dùng thuốc gì thì cần phải được chỉ định bởi các bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ không được tự ý mua thuốc cho con uống, nó có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn và có những biến chứng khó lường.

Cách phòng tránh trẻ bị tiêu chảy

Cách phòng tránh trẻ bị tiêu chảy
Hãy thường xuyên cho bé rửa tay sạch sẽ

Để không phải đau đầu tìm phương án điều trị tình trạng tiêu chảy ở trẻ, các bậc phụ huynh hãy lên cho mình những phương án phòng tránh. Mẹ nên thực hiện những điều sau:

– Hàng ngày rửa tay cho trẻ bằng xà phòng và nước ấm khi trẻ đi vệ sinh xong cũng như trước khi ăn.

– Tất cả các dụng cụ liên quan đến việc pha chế sữa cần phải vệ sinh sạch sẽ; tráng lại bằng nước sôi và để khô.

– Đồ chơi của trẻ cần được rửa sạch sẽ, điều này giúp loại bỏ các loại ký sinh trùng bám trên đó.

– Không cho trẻ uống nhiều nước trái cây cũng như các loại đồ uống có gas, hạn chế đồ ăn nhanh.

Trẻ bị tiêu chảy không phải là vấn đề quá xa lạ. Nhưng, các bậc phụ huynh không nên để tình trạng diễn biến nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, tinh thần của trẻ.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.