Trẻ sơ sinh bị vàng da: Khi nào là sinh lý, khi nào là bệnh lý?

0 298

Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh chủ đề trẻ sơ sinh bị vàng da như phân biệt vàng da sinh lý, bệnh lý? Cách phát hiện vàng da có cần xét nghiệm không? Vàng da toàn thân nặng uống thuốc gì, có hại không? Cách xử lý cũng như chăm sóc trẻ thế nào?… Hãy cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến
Vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến

Theo các bác sĩ, vàng da ở trẻ sơ sinh là hiện tượng khá phổ biến và hay gặp nhất ở những trẻ sinh non do gan của bé chưa đủ để loại bỏ bilirubin trong máu.

Với một số trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da sinh lý sẽ tự khỏi khi gan đã phát triển toàn diện. Nhưng cũng có trường hợp trẻ vàng da là cảnh báo một số bệnh nguy hiểm. Chính vì thế, các mẹ cần phải hiểu rõ để phân biệt vàng da sinh lý và bệnh lý ở trẻ sơ sinh.

Vậy vàng da ở trẻ sơ sinh: Khi nào là sinh lý, khi nào là bệnh lý?

Hãy cùng điểm qua một số tiêu chí trước khi đánh giá trẻ bị vàng da sinh lý hay bệnh lý.

Thời điểm bắt đầu và kết thúc vàng da

  • Vàng da sinh lý: Xuất hiện sau khi sinh 24 giờ và kết thúc khi trẻ được 1 – 2  tuần tuổi (với trẻ sinh đủ tháng) và 2 – 3 tuần tuổi (trẻ sinh thiếu tháng).
  • Vàng da bệnh lý: Là hiện tượng trẻ sơ sinh bị vàng da mãi không khỏi, có thể kéo dài hơn 2 tuần với trẻ sinh đủ tháng và hơn 2 – 3 tuần đối với những trẻ thiếu tháng.

Mức độ biểu hiện vàng da ở trẻ sơ sinh

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể nhận biết bằng mắt thường
Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể nhận biết bằng mắt thường
  • Trẻ vàng da sinh lý: Vàng da nhẹ, hay xuất hiện ở những vị trí như mặt, cổ, ngực, bụng nhất là phần trên rốn. Xét nghiệm vàng da ở trẻ sơ sinh là khi thấy nồng độ bilirubin/máu không quá 12mg% ở trẻ đủ tháng và 14mg% ở trẻ thiếu tháng, tốc độ bilirubin/máu không quá 5mg% trong 24 giờ, ngoài ra nước tiểu trẻ có màu tối hoặc vàng (ở trẻ bình thường sẽ không có màu) và phân trẻ màu nhạt.
  • Trẻ vàng da bệnh lý: Nếu trẻ sơ sinh vàng da bệnh lý sẽ có mức độ biểu hiện nặng hơn như trẻ bị vàng da toàn thân, lòng bàn tay, bàn chân và cả kết mạc mắt. Ngoài ra trẻ có thể xuất hiện các đặc điểm như: trẻ lừ đừ, bỏ bú, có giật… Xét nghiệm bilirubin trong máu tăng nhiều so với mức bình thường.

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh

  • Trẻ vàng da sinh lý: Nguyên nhân là sự tích tụ của bilirubin – một chất vàng được sinh ra từ tế bào hồng cầu bị phá vỡ và phóng ra ngoài. Trẻ sơ sinh có lượng tế bào hồng cầu cao, các tế bào này thường xuyên được phá vỡ và thay mới. Mặt khác, gan của trẻ lại chưa đủ trưởng thành để loại bỏ hết bilirubin trong máu nên dẫn tới hiện tượng vàng da sinh lý ở trẻ.
  • Trẻ vàng da bệnh lý: Lý do là bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con, các bệnh lý tan máu (thiếu men G6PD, nhiễm trùng, hồng cầu hình liềm), chậm đi phân su, nhiễm virus bào thai, xuất huyết dưới da, các bệnh lý gan mật bẩm sinh như giãn hoặc teo đường mật.

Cách phát hiện trẻ sơ sinh bị vàng da rất dễ dàng ở nơi đủ ánh sáng. Do đó các mẹ hãy soi da con hàng ngày. Trường hợp da trẻ đỏ hoặc đen thì mẹ có thể dùng tay ấn nhẹ vào da trẻ trong vài giây sau đó buông ra. Nếu trẻ bị vàng da nơi ấn ngón tay sẽ có màu vàng rõ rệt. Sau đó theo dõi xem thời gian và mức độ của vàng da thế nào, quá 1 – 2  tuần không thấy khỏi thì cần phải đi khám bác sĩ ngay.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hại không?

Như đã chia sẻ ở trên, nếu là vàng da sinh lý thì không nguy hại và sẽ tự khỏi khi bé 1 – 2 tuần tuổi. Còn nếu là vàng da bệnh lý thì mẹ cần phải coi chừng vì nếu không xử lý kịp thời trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ:

– Bilirubin cấp tính: là lượng bilirubin độc hại đi vào tế bào não và gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Lúc này biểu hiện là trẻ sơ sinh vàng da toàn thân nặng, sốt, bỏ bú và ngủ li bì.

Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm
Vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh rất nguy hiểm

Vàng da nhân: Là khi chất bilirubin vượt qua giới hạn cho phép, trong khi gan chưa đào thải kịp thời sẽ thâm nhập vào não và gây ra những tổn thương không phục hồi dược

Trẻ sơ sinh bị vàng da phải làm thế nào?

Các mẹ đừng vội hoảng hốt, thắc mắc trẻ sơ sinh vàng da phải làm sao? Nếu là vàng da sinh lý thì có thể hết sau 2 – 3 tuần. 

Đối với trẻ bị vàng da bệnh lý, cách điều trị tốt nhất hiện nay là dùng phương pháp chiếu đèn: Bé sẽ được đặt lên chiếc giường và được chiếu ánh sáng màu xanh. Trường hợp nặng cần phải thay truyền máu. Lưu ý, mẹ tuyệt đối không được sử dụng thuốc chữa vàng da cho trẻ sơ sinh khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.

Tóm lại, nếu phát hiện và xử lý kịp thời thì vàng da ở trẻ sơ sinh sẽ chữa khỏi hoàn toàn, không để lại biến chứng nguy hiểm.

Chăm sóc trẻ sơ sinh vàng da

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da
Chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da

– Mẹ nên cho trẻ bú nhiều lần trong ngày vì sữa mẹ giúp đào thải chất bilirubin qua đường tiêu hóa từ đó nhanh chóng giảm triệu chứng vàng da ở trẻ sơ sinh. 

– Cho trẻ tiếp xúc với ánh nắng nắng dịu nhẹ vào các thời điểm 7 – 7h30 khi trời không quá nóng hoặc lạnh, hoặc đặt bé cạnh cửa sổ nơi ánh nắng vừa đủ.

– Nếu phát hiện trẻ bị vàng da do bú sữa mẹ thì nên cho trẻ ngừng bú tạm thời và sử dụng sữa công thức thay thế.

– Theo dõi tình trạng vàng da, nếu 7 – 10 ngày vẫn chưa thấy đỡ thì hãy cho con đi khám bác sĩ.

Đọc xong bài viết trên chị em đã hiểu thế nào là bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh rồi chứ? Hãy luôn theo dõi để phát hiện kịp thời nếu không muốn bệnh nặng và biến chứng nguy hiểm.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.