Trẻ sơ sinh thiếu tháng ngủ nhiều và bị vàng da nên làm gì?
Ngủ nhiều, bị vàng da là những dấu hiệu điển hình của trẻ sinh thiếu tháng. Vậy trẻ sơ sinh thiếu tháng ngủ nhiều và bị vàng da thì cha mẹ nên làm gì để chăm sóc con tốt hơn, phát triển như những bé đủ tháng? Các mẹ cùng theo dõi bài viết sau của Mebeaz để có câu trả lời nhé!
Nội dung chính trong bài
Trẻ sơ sinh thiếu tháng thường gặp phải tình trạng gì?
Theo nhận định của WHO, trẻ sinh thiếu tháng hay còn gọi là sinh non ra đời trước thời hạn bình thường trong tử cung và có tuổi thai từ 28 – 37 tuần. Trẻ phát triển được bình thường như các trẻ sinh đủ tháng hay không phụ thuộc vào sự chăm sóc, nuôi dưỡng và điều kiện môi trường xung quanh trẻ sau khi sinh.
Bởi vì trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, dễ gặp phải các vấn đề rủi ro hơn so với trẻ bình thường. Một trong những vấn đề trẻ sơ sinh thiếu tháng thường gặp phải là ngủ nhiều, bị vàng da.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng ngủ nhiều
Trẻ sơ sinh trừ khi bú mẹ, đi đại – tiểu tiện thì thời gian còn lại hầu như trẻ sẽ dành cho việc ngủ, đặc biệt là trẻ trong tháng. Vì thế, trung bình mỗi ngày một đứa trẻ bình thường sẽ ngủ từ 15 – 18 tiếng.
Giấc ngủ rất quan trọng đối với sự phát triển của trẻ, đặc biệt là trẻ sinh thiếu tháng. Mẹ cần quan tâm đến giấc ngủ của trẻ sinh thiếu tháng nhiều hơn. Trẻ sơ sinh thiếu tháng ngủ nhiều hơn trẻ đủ tháng có thể tới 19 – 20 giờ/ngày nhưng thời gian ngủ lại ngắn hơn. Nguyên nhân là trẻ sinh thiếu tháng sức khỏe kém hơn bình thường, cần nhiều thời gian để nghỉ ngơi hơn.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng bị vàng da
Theo thống kê, tỷ lệ vàng da ở trẻ sơ sinh đủ tháng chiếm 25 – 30%, còn hầu hết ở trẻ sơ sinh thiếu tháng. Có 2 kiểu vàng da là vàng da sinh lý và bệnh lý.
Vàng da sinh lý ở trẻ sinh non sẽ hết trong khoảng 2 tuần với mức độ vàng da nhẹ ở vùng mặt, cổ, ngực và bụng phía trên rốn. Nồng độ bilirubin/máu không quá 14 mg%. Tốc độ tăng bilirubin/máu không quá 5 mg% trong 24 giờ.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng bị vàng da do bệnh lý sẽ kèm một số dấu hiệu như: Vàng da đậm, vàng toàn thân (cả mắt), trẻ lừ đừ, bỏ bú, co giật, xét nghiệm bilirubin trong máu tăng trên 5 mg%,…
Nên làm gì khi trẻ sơ sinh thiếu tháng ngủ nhiều và bị vàng da?
Làm gì khi trẻ sơ sinh thiếu tháng ngủ nhiều?
Trẻ sơ sinh thiếu tháng cần phải ngủ nhiều. Vì thế mẹ hãy cứ để cho con ngủ theo nhu cầu. Tuy nhiên cần chú ý đến thời gian ăn của con vì trẻ sinh non thường ăn ít mà ăn ít sẽ nhanh đói nên chia nhiều bữa. Mỗi ngày mẹ có thể cho bé ăn 10 – 12 cữ/ngày, mỗi cữ bú cách nhau khoảng 2 tiếng.
Trẻ sơ sinh thiếu tháng bị vàng da nên làm gì?
Trẻ sơ sinh thiếu tháng bị vàng da nếu là hiện tượng sinh lý bình thường sẽ không sao nhưng nếu là do bệnh lý thì cần phải có phương pháp điều trị kịp thời.
- Đối với các trường hợp nhẹ, mẹ chỉ cần cấp đủ nước và năng lượng cho con thông qua đường bú hoặc truyền dịch albumin và 1 loại thuốc theo chỉ định của bác sĩ để tăng tốc độ chuyển hóa bilirubin.
- Chiếu đèn là phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn cho cả trẻ bị vàng da đủ tháng và thiếu tháng.
- Trường hợp vàng da nặng là thay máu cho bé để tránh nhiễm độc thần kinh do bilirubin trong máu tăng.
>>> Xem thêm: Mách mẹ phơi nắng cho trẻ sơ sinh bị vàng da đúng cách tại nhà
Lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh thiếu tháng ngủ nhiều và bị vàng da
- Đối với trẻ sinh thiếu tháng cần được ủ ấm, phải chú ý đến nhiệt độ phòng, luôn để ở mức 28 – 35 độ C.
- Nên tắm rửa da sạch sẽ hàng ngày bằng nước ấm, xà phòng cho trẻ sơ sinh nhưng phải tắm nhanh và lau khô. Mùa đông nên thoa một lớp dầu Parafin mỏng để giữ độ ẩm cho da.
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng bị vàng da do cha mẹ không chịu cho con tắm nắng nhưng điều đó là sai. Nên cho con tắm nắng nhưng không nên tắm mỗi ngày như sinh thường mà mỗi tuần chỉ 1 – 2 tuần là đủ.
- Tiêm phòng ở trẻ sinh thiếu tháng cũng như đủ tháng nhưng cân nặng của bé phải đạt chuẩn mới được tiêm.
- Trẻ sơ sinh thiếu tháng ăn ít hơn trẻ bình thường nhưng nên chia làm nhiều cữ ăn và cho ăn theo giờ.
Bài viết trên chúng tôi đã giúp các bạn biết trẻ sơ sinh thiếu tháng ngủ nhiều và bị vàng da là như thế nào và cách chăm sóc trẻ trong 2 trường hợp này. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp các mẹ có thể chăm sóc con được tốt hơn để con phát triển như những đứa trẻ sinh đủ tháng. Chúc các con luôn khỏe mạnh!
Nguồn: Mebeaz.com