Trẻ sơ sinh bú khi ngủ: Con hay vừa bú vừa ngủ có sao không?

0 4.703

Trong những tuần đầu hay tháng đầu sau sinh, trẻ hay có thói quen vừa bú vừa ngủ. Tìm hiểu nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú khi ngủ là gì, tình trạng này có gây nguy hiểm hay ảnh hưởng gì đến sức khỏe của con không để có cách khắc phục tốt nhất? Các mẹ cùng tìm hiểu trong bài viết sau của chúng tôi để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bú khi ngủ 

Trẻ sơ sinh bú hay ngủ là hiện tượng thường xuất hiện ở những tuần đầu mới sinh. Nguyên nhân chính của tình trạng trẻ sơ sinh bú khi ngủ là do hệ tiêu hóa của bé. Một loại hormone là cholecystokinin ở hệ tiêu hóa khi gia tăng sẽ kiểm soát cảm giác no và gây buồn ngủ cho trẻ. Khi đang bú mẹ hệ thống thần kinh của bé sẽ phần nào điều khiển dừng phản xạ mút để tránh việc sặc hay tiết sữa của mẹ. 

Bên cạnh đó, chế độ ăn ngủ của trẻ sơ sinh rất thất thường, con ăn ngủ bất cứ khi nào có nhu cầu. Quan trọng mẹ cần theo dõi thời gian ngủ của con có đảm bảo 14 – 17 giờ/ngày, có khi 11, 19 giờ/ngày (tùy vào thể trạng và sức khỏe mỗi ngày của bé).

Trẻ sơ sinh bú khi ngủ: Con hay vừa bú vừa ngủ có sao không?
Trẻ sơ sinh bú hay ngủ thường xuất hiện ở các bé sau sinh mấy tuần đầu

Trẻ sơ sinh vừa bú vừa ngủ có sao không?

Khi trẻ bú sẽ có 2 trường hợp xảy ra đó là bú mẹ và bú bình. Vậy khi trẻ sơ sinh vừa bú vừa ngủ có sao không ở 2 trường hợp này như thế nào?

Đối với trẻ sơ sinh bú mẹ khi ngủ

Trẻ vừa bú mẹ vừa ngủ vào ban đêm hay ban ngày thường theo phản xạ vô thức, vừa là đói, vừa là do thèm hơi của mẹ. Nếu trẻ sơ sinh bú mẹ khi ngủ sẽ không đáng lo lắng nhiều vì lực hút không nhiều, lượng sữa ra ít nhưng vẫn không thật sự an toàn vì khả năng sặc sữa cao. Đồng thời nếu cho bú vào ban đêm như vậy hình thành thói quen không tốt cho trẻ là ngậm vú mẹ khi ngủ.

Đối với trẻ sơ sinh bú bình khi ngủ

Tuyệt đối không cho con bú bình khi con ngủ để nạp sữa vào cơ thể vì nó vô cùng nguy hiểm. Hành động này có thể gây ra tác hại như trẻ bị ngứa da do nuốt sữa không kịp bị chảy da má; bị nhiễm trùng tai khi sữa chảy xuống tai; gây viêm phổi vì không khí có thể đi vào, thậm chí nguy cơ tử vong cũng có thể xảy ra do trào ngược sữa tắc đường thở,…

Trẻ sơ sinh bú khi ngủ: Con hay vừa bú vừa ngủ có sao không?
Không nên hình thành thói quen cho trẻ sơ sinh bú khi ngủ vì không tốt cho bé

Tóm lại trẻ sơ sinh bú khi ngủ dù là trường hợp nào cũng không tốt cho bé. 2 hành động ăn và ngủ của trẻ sơ sinh nên được tách biệt để bé tạo thành ý thức, thói quen phát triển sau này. 

Trẻ sơ sinh bú khi ngủ phải làm sao để đánh thức bé?

Những cách sau sẽ giúp các mẹ biết trẻ sơ sinh vừa ngủ vừa bú phải làm sao để đánh thức con dậy bú cho an toàn:

  • Mẹ có thể đánh thức bé dậy bằng cách nói nhỏ bên tai bé đồng thời vỗ nhẹ hoặc xoa nhẹ vào lưng bé. Như vậy bé sẽ từ từ tỉnh dậy bú mẹ một chút rồi lại trở vào giấc ngủ.
  • Không nên cho bé vừa nằm vừa bú vì sẽ khiến bé đi vào giấc ngủ nhanh hơn mà vẫn còn ngậm ti. Nếu muốn đánh thức con dậy thì để con bú trong tư thế nghiêng hoặc gần thẳng đứng.
  • Khi thấy trẻ sơ sinh bú khi ngủ mẹ nên đưa con tới phòng có đủ ảnh sáng, thoáng mát con sẽ cảm thấy ít buồn ngủ hơn. 
  • Việc xoa bóp chân của bé hay những bộ phận khác của cơ thể một cách chậm rãi và nói chuyện với bé bằng giọng bình thường cũng khiến bé tỉnh dậy.
  • Đôi khi những cách trên không có tác dụng, trẻ sơ sinh bú hay ngủ vẫn chưa chịu mở mắt, mẹ có thể vắt một ít sữa lên ngón tay rồi nhẹ chà lên môi bé. Khi liếm được sữa mẹ, bé tỉnh ngủ và tiếp tục rít sữa mẹ.
  • Cách cuối cùng để con chuyên tâm vào việc bú chứ không phải vừa bú vừa ngủ đó là làm cho bé nhả ti, khi bé mở mắt rồi mẹ lại cho bé ti tiếp hoặc mẹ có thể cù nhẹ lòng bàn chân/tay hay lau mặt cho bé bằng khăn ướt. Tác dụng làm mát sẽ đánh thức bé dậy.
Trẻ sơ sinh bú khi ngủ: Con hay vừa bú vừa ngủ có sao không?
Vỗ nhẹ cho bé sẽ giúp bé tỉnh ngủ khi đang bú

Trẻ sơ sinh bú khi ngủ không chỉ không tốt cho bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Vì thế, mẹ nên tạo cho con thói quen ăn ngủ riêng ngay từ những ngày đầu tiên để giúp con hình thành ý thức sớm. Hy vọng các mẹ chăm sóc bé thật tốt với những kiến thức đầy đủ, khoa học.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 1]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.