Lo sợ vì rốn của trẻ sơ sinh bị chảy máu: Mẹ phải làm sao?

0 8.864

Chuyên gia cho cháu hỏi rốn của trẻ sơ sinh bị chảy máu phải làm sao ạ? Bin nhà cháu mới ở viện về được 3 ngày, trộm vía ăn, ngủ đều tốt. Nhưng tối qua lúc thay bỉm cháu thấy rốn em bé bị rỉ ra 1 ít máu. Sau khi dùng gạc thấm sạch thì không thấy ra nữa nhưng cháu vẫn rất lo. Như vậy có sao không? Cháu phải làm sao ạ?

(Quỳnh Nguyễn, HN)

Nội dung chính trong bài

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu
Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có sao không

Trả lời

Bạn Quỳnh thân mến! Trước hết, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho các chuyên gia của Mebeaz. Đây cũng là tình huống rất nhiều bà mẹ có thể gặp phải vì chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là vấn đề vô cùng quan trọng. Vậy nếu rốn trẻ sơ sinh bị rỉ máu thì có sao không? Mẹ cần xử lý như thế nào? Chúng tôi xin được giải đáp như sau:

Vì sao rốn của em bé sơ sinh bị chảy máu?

Sau khi sinh 7 – 10 ngày, rốn của trẻ sơ sinh sẽ tự rụng và liền sẹo. Trong quá trình ấy, dù mẹ có chăm sóc, vệ sinh cẩn thận thì vẫn có thể gặp 1 số tình huống như: rốn em bé bị rỉ ra máu, chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn. Nguyên nhân do:

– Băng quấn rốn của trẻ sơ sinh ẩm ướt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập, tấn công gây chảy máu.

– Khi tắm hoặc vệ sinh rốn, mẹ hơi mạnh tay dẫn đến cọ xát, khiến rốn trẻ sơ sinh rướm máu.

– Sau khi cắt dây rốn thì cuống rốn là vết thương hở nên dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công, côn trùng có thể xâm nhập và cắn chảy máu.

– Ngoài ra, quá trình rụng rốn, bong tróc vảy để liền lại cũng có thể rỉ 1 ít máu, sau đó sẽ tự hết.

Vì sao rốn của em bé sơ sinh bị chảy máu?

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu có sao không?

– Như đã nói ở trên thì hiện tượng trẻ sơ sinh bị chảy máu rốn có thể do nhiều nguyên nhân. Nếu chỉ chảy ít, do bong tróc vảy, mẹ có thể cầm máu ngay sau đó thì không có gì đáng ngại.

– Ngược lại, nếu rốn trẻ sơ sinh rỉ máu kéo dài, cứ cầm được rồi lại chảy thì cha mẹ không nên chủ quan vì rất có thể vết thương ở rốn đã bị nhiễm trùng, mưng mủ, ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Không xử lý kịp thời có thể gây nhiễm trùng máu, nguy hiểm tới tính mạng của trẻ.

– Mẹ có thể quan sát thêm các biểu hiện bất thường của bé như: sốt, quấy khóc liên tục, bỏ bú, rốn có mùi hôi tanh, khó chịu.

Vậy rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu phải làm sao? 

Rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu không phải hiện tượng hiếm gặp, mẹ cần bình tĩnh xử lý theo các bước sau:

– Trước hết, dùng tăm bông sạch thấm khô chỗ máu bị rỉ ra ở rốn. Chú ý thực hiện nhẹ nhàng, chậm rãi để tránh làm đau bé cũng như khiến vết thương trở nên nghiêm trọng hơn.

– Giữ rốn cũng như vùng da xung quanh rốn luôn sạch sẽ và khô thoáng để tránh nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh tấn công.

– Trong quá trình liền sẹo, vùng da rốn của bé có thể bị đóng vảy, bong tróc. Tốt nhất mẹ nên để tự nhiên, không dùng tay cạy các mảng bám đó vì nó có thể khiến rốn trẻ sơ sinh bị chảy máu.

– Rốn em bé cần được bảo vệ nhưng không có nghĩa là bịt kín mít, càng lâu khô. Hơn nữa cũng khó phát hiện được nếu có điểm gì bất thường. Vì vậy, mẹ nên tháo băng rốn sau 2 – 3 ngày. 

– Vệ sinh rốn bé sạch sẽ bằng nước sôi để nguội 2 lần/ngày. Khi tắm cũng tránh tắm vùng rốn của bé, càng không nên ngâm nước.

– Không dùng sữa tắm, dầu thơm lên rốn của trẻ vì da bé vốn dĩ rất nhay cảm, dễ bị kích ứng, khiến vết thương lâu lành hơn. 

– Cuối cùng, nếu tình trạng rốn trẻ sơ sinh chảy máu dai dẳng hoặc chảy máu nhiều (vẫn còn chảy máu sau 10 phút đè ép hoặc tiếp tục chảy máu trên 3 lần), mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để phát hiện nguyên nhân và xử lý kịp thời. Rất có thể bé mắc bệnh lý hay bị nhiễm trùng khiến rốn rỉ máu. 

Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn Quỳnh Nguyễn giải đáp được câu hỏi của mình về hiện tượng chảy máu rốn ở trẻ sơ sinh. Bé nhà bạn chỉ ra 1 ít, hơn nữa đã dùng gạc cầm được thì không cần quá lo lắng. Bạn nên tiếp tục theo dõi đồng thời chú ý vệ sinh rốn của bé sạch sẽ, khô thoáng nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 2 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.