Sau khi sinh bị viêm da cơ địa – Mách chị em cách chữa tại nhà
Viêm da cơ địa sau khi sinh hay còn gọi là viêm da dị ứng là một trong những vấn đề rất phổ biến. Tuy không nguy hiểm tới tính mạng nhưng ảnh hưởng lớn đến đời sống sinh hoạt, tinh thần của sản phụ. Đặc biệt, việc dùng thuốc chữa viêm da cơ địa với phụ nữ sau khi sinh phải thực sự cân nhắc vì đang cho con bú.
Nội dung chính trong bài
Lý do phụ nữ sau khi sinh dễ bị viêm da cơ địa
Trải qua quá trình sinh nở cơ thể của người phụ nữ có nhiều thay đổi đột ngột nhất là hệ miễn dịch và nội tiết. Trong đó, mọi sự biến đổi đều được thể hiện rõ nhất qua làn da. Ở thời điểm nhạy cảm này phụ nữ thường mắc phải bệnh viêm da dị ứng sau khi sinh. Thêm vào đó, làn da của chị em thường mỏng manh tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh viêm da phát triển.
Đa số nguyên nhân dẫn đến bệnh là do rối loạn hormone khiến hoạt động chuyển hóa tác động mạnh đến hàng rào bảo vệ da khiến da dễ bị tổn thương. Mặc dù vậy chị em cũng không nên quá hoang mang khi mắc bệnh, cần tìm phương pháp điều trị thích hợp.
>> Xem thêm: Bị dị ứng sau khi sinh mổ phải làm thế nào? 3 cách chữa hiệu quả nhất
Các hình thái khác nhau của bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh
Triệu chứng của bệnh viêm da cơ địa ở phụ nữ sau khi sinh có thể nhận diện bằng mắt thông qua những thay đổi của làn da. Ban đầu da xuất hiện những nốt đỏ, nổi mẩn ngứa thành từng mảng, kèm theo tình trạng da mất nước dẫn đến khô, bong tróc.
Biểu hiện nặng hơn những nốt mụn đỏ có nước gây ngứa, khi mụn vỡ ra sẽ lây lan sang những vùng da xung quanh. Đối với những làn da khô viêm da ở mẹ sau khi sinh còn gây nên những mảng trắng bong tróc, sần sùi do gãi nhiều trầy xước.
Bệnh viêm da cơ địa sau khi sinh thường xuất hiện tại các vùng da mỏng, các kẽ da ít được tiếp xúc với không khí như cổ, tay chân, thậm chí cả mặt. Những cơn ngứa sẽ là vấn đề phụ nữ phải đối mặt khi mắc bệnh. Càng về đêm những cơn ngứa xuất hiện càng nhiều, càng gãi da sẽ càng tổn thương, tình trạng bệnh càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Chứng viêm da cơ địa sau khi sinh rất dễ nhầm lẫn với những vấn đề ngoài da khác. Nếu không sớm điều trị bệnh sẽ tiến triển theo chiều hướng xấu, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng và bội nhiễm da ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của mẹ.
>> Xem thêm: Sau khi sinh da mặt bị ngứa phải làm sao? Mách mẹ cách xử lý an toàn
Định hướng điều trị viêm da cơ địa sau khi sinh
Thông thường viêm da cơ địa sẽ được chỉ định bằng việc dùng thuốc bôi và thuốc uống kháng viêm. Nhưng với phụ nữ sau khi sinh lại cho con bú dùng thuốc chữa viêm da cơ địa hết sức thận trọng vì uống thuốc sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng nguồn sữa mẹ và sức khỏe của bé.
Hướng xử lý là bác sĩ sẽ kê những loại thuốc bôi có hoạt lực nhẹ, an toàn cho cả mẹ và bé. Những loại thuốc được chỉ định thường có thành phần chủ yếu là Phenergan 2% hay betamethason 0,1. Bên cạnh đó sử dụng kem dưỡng ẩm để giảm tình trạng khô da và tạo màng bảo vệ cho da là điều cần thiết.
Trong trường hợp nặng mẹ nhất định phải sử dụng thuốc uống điều trị dị ứng. Tuyệt đối không sử dụng những sản phẩm có chứa corticoid trong điều trị viêm da.
Chữa viêm cơ địa sau khi sinh bằng phương pháp dân gian
Sử dụng những bài thuốc dân gian chữa viêm da cơ địa sau khi sinh là cách được nhiều người quan tâm. Theo y học cổ truyền có nhiều loại lá cây được ví như kháng sinh tự nhiên có tác dụng kháng khuẩn vừa an toàn cho bé vừa đem lại hiệu quả cho mẹ.
Những loại lá được sử dụng để hỗ trợ điều trị viêm da cơ địa sau khi sinh đó là lá khế, trà xanh, lá trầu không, lá ổi,.. Bạn chỉ cần rửa sạch, nghiền nát rồi bôi trực tiếp lên vùng da nhiễm bệnh hoặc nấu nước để rửa hàng ngày. Thực hiện đều đặn mỗi ngày tình trạng viêm da sẽ giảm hẳn.
>> Xem thêm: Sau khi sinh nổi mề đay phải làm sao? Cách chữa trị không cần uống thuốc
Ngoài ra đừng quên bổ sung khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cũng là cách nâng cao sức khỏe chống lại mầm bệnh. Hãy ăn nhiều rau quả tươi, uống nhiều nước và ăn đủ dưỡng chất. Luôn giữ một tinh thần thoải mái nhất để chăm sóc bé yêu.
Viêm da cơ địa sau khi sinh hoàn toàn có thể chữa trị nếu thực hiện đúng cách. Hãy đến các cơ sở y tế để nghe lời khuyên của bác sĩ, không nên tự ý sử dụng thuốc bôi và thuốc uống. Hy vọng bài viết trên đây giúp các mẹ tham khảo thêm một số thông tin hữu ích.
Nguồn: Mebeaz.com