Mang thai ăn đậu phộng được không? Thực hư gây dị ứng cho bé?

0 9.349

Đậu phộng (lạc) có rất nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe thì ai cũng biết. Mặc dù vậy nhiều bà bầu vẫn cứ băn khoăn là có được ăn đậu phộng khi mang thai không? Điều này xuất phát từ lời đồn: bà bầu ăn đậu phộng khi mang thai sẽ tăng nguy cơ dị ứng cho trẻ về sau. 

Thực hư vấn đề này thế nào? Hãy cùng Mebeaz tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây

Nội dung chính trong bài

Nhiều mẹ băn khoăn không biết mang thai ăn được đậu phộng không?
Nhiều mẹ băn khoăn không biết mang thai ăn được đậu phộng không?

Giải đáp: Mang thai ăn đậu phộng được không? Có gây dị ứng cho bé?

Trước đây, bà bầu sẽ được khuyên là không nên ăn đậu phộng khi mang thai vì có thể làm tăng nguy cơ dị ứng sau này ở trẻ. 

Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây lại đưa ra những lập luận mới theo đó đối với câu hỏi mang thai ăn đậu phộng (lạc) được không? Câu trả lời là CÓ. Thậm chí, bà bầu ăn đậu phộng khi mang thai còn có thể bảo vệ bé sau này.

Nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch được tiến hành trên 60.000 bà mẹ và trẻ em từ lúc còn trong bụng mẹ cho tới khi chúng 7 tuổi. Kết quả cho thấy những trẻ 18 tháng tuổi có mẹ ăn đậu phộng giảm 25% nguy cơ bị hen suyễn và đối với các bé 7 tuổi giảm 30% nguy cơ dị ứng.

Mặc dù vậy, các bác sĩ cũng cảnh báo bà bầu hết sức thận trọng khi ăn đậu phộng nếu thấy có các biểu hiện: ngứa ran trong miệng, đau bụng hoặc buồn nôn, phát ban nổi mề đay, khó thở… Đây gọi là hiện tượng dị ứng đậu phộng cần được cấp cứu gấp và thông thường sẽ có tính di truyền cho trẻ về sau.

Bà bầu ăn đậu phộng khi mang thai thu về rất nhiều lợi ích

Đậu phộng rất tốt cho phụ nữ mang thai
Đậu phộng rất tốt cho phụ nữ mang thai

Theo các chuyên gia sức khỏe, nếu như bà bầu không bị ứng với đậu phộng khi mang thai thì hoàn toàn có thể ăn loại hạt này vì rất nhiều lợi ích sức khỏe mà nó mang lại:

– Cung cấp vitamin và khoáng chất cần thiết cho mẹ và bé như: vitamin E, B, magie, canxi, sắt, đồng, kẽm, kali…

– Hỗ trợ giảm thiểu nguy cơ dị tật thai nhi: bà bầu nên ăn đậu phộng khi mang thai là vì trong hạt đậu phộng chứa nhiều folate (axit folic) đây là chất cần thiết để giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh của thai nhi nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nếu trước và trong thời kỳ đầu mang thai bà bầu được bổ sung 400 microgam axit folic sẽ hạn chế được các vấn đề về dị tật thần kinh ở trẻ lên tới 70%. 

Mặc dù vậy, không phải thực phẩm nào ăn nhiều cũng tốt. Mẹ bầu cần biết nên ăn thế nào là đúng cách để không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Lưu ý bà bầu ăn đậu phộng khi mang thai

Bà bầu không nên ăn quá nhiều đậu phộng tránh đầy bụng
Bà bầu không nên ăn quá nhiều đậu phộng tránh đầy bụng

– 40% trong hạt đậu phộng là chất béo. Do vậy, nếu bà bầu mang thai ăn nhiều đậu phộng sẽ dễ bị đầy bụng, khó tiêu và tăng nguy cơ táo bón. 

– Một số bà bầu dễ dị ứng hoặc gia đình tiền sử có người bị dị ứng đậu phộng nên cân nhắc khi ăn hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ. Đồng thời, sau khi sinh con nên cho bé đi kiểm tra xem có bị dị ứng đậu phộng hay không? Mục đích là tránh tình huống xấu khi bé ăn phải đậu phộng và bị dị ứng lúc tuổi quá nhỏ.

– Ngoài đậu phộng, mẹ bầu có thể bổ sung các loại hạt như: óc chó, hạnh nhân, điều, hạt dẻ, hạt bí ngô… là những loại hạt rất tốt cho bà bầu, giúp trẻ thông minh hơn.

– Nhiều chị em cẩn thận có hỏi mang thai ăn đậu phộng luộc, rang được không? Câu trả lời chắc chắn là CÓ nếu mẹ không bị dị ứng. Mẹ hoàn toàn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau miễn sao hợp khẩu vị.

– Thận trọng loại bỏ những hạt đã bị mốc, lép… Ăn phải những hạt đậu phộng thế này chẳng những không ngon miệng mà dễ bị đau bụng, đi ngoài, có hại cho sức khỏe.

Những thông tin trên đã đủ để giải đáp câu hỏi mang thai ăn đậu phộng được không rồi chứ? Hãy áp dụng một chế độ ăn uống khoa học, đủ chất, khám thai định kỳ mới đảm bảo tới ngày “mẹ tròn, con vuông”.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 3.3]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.