Khốn khổ vì táo bón sau sinh và  “trăm mưu, ngàn kế” đối phó của chị em

0 245

Tình trạng táo bón sau sinh mổ hay sinh thường đã và đang trở thành những câu truyện “không có hồi kết” mà rất nhiều chị em hiện nay gặp phải. Nguyên nhân vì đâu mà các mẹ vừa “nếm mùi” Bỉm sữa đã gặp ngay tình huống éo le này? Cách trị táo bón như thế nào cho an toàn và hiệu quả?

Nội dung chính trong bài

Những chia sẻ về tình trạng táo bón sau sinh của chị em trên khắp diễn đàn

Sau sinh mổ bị táo bón không phải là câu truyện quá xa lạ. Dạo qua một vài diễn đàn bạn hoàn toàn có thể nghe thấy những lời than thở, tiếng kêu cứu của chị em về vấn đề không thể đi vệ sinh. Có những tình huống trong cuộc sống đôi khi rất đơn giản mà lại hóa phức tạp trong những trường hợp đặc biệt.

“Các chị ơi, cứu em với, em sinh thường được hơn 1 tuần rồi mà vẫn chưa thể đi vệ sinh được. Em còn bị tắc tia sữa, vừa đau ngực, vừa đau ass em chết mất thôi. Làm sao để trị táo bón sau sinh thường bây giờ các chị ơi?”

“Em sinh mổ, ăn uống được mà sao giờ em đi vệ sinh khổ quá các mẹ ạ. Em có cảm giác em bị trĩ mất thôi. Có cách nào để nhẹ hàng hơn không ạ”

“Em sinh được 2 tháng rồi các mom ạ, nuôi con nhàn tênh vì bé ngoan lại nằm chơi nhiều nhưng em ám ảnh vụ đi vệ sinh quá. Em bị táo kinh khủng luôn dù em rất chăm uống nước. Mom nào có cách chữa táo bón sau sinh mổ chỉ em với không em chết mất”…

Khốn khổ vì táo bón sau sinh và “trăm mưu, ngàn kế” đối phó
Táo bón sau sinh – nỗi buồn chẳng của riêng ai

Đó là những nỗi niềm mà rất nhiều mẹ bỉm sữa hiện nay đang gặp phải. Khi niềm vui làm mẹ chưa được bao lâu thì lại bắt đầu cuộc chiến với táo bón. Vậy, nguyên nhân gây nên tình trạng này do đâu?

>> Xem thêm: Khó đi đại tiện sau khi sinh có phải tình trạng chung của sản phụ?

Vì sao lại bị táo bón sau khi sinh mổ và sinh thường?

Đa phần tất cả những mẹ bỉm sữa bị táo bón sau sinh mổ hay sinh thường đều do những nguyên nhân sau đây gây nên: 

– Trong thời kỳ mang thai, tử cung của chị em có xu hướng tăng kích thước; cơ bụng cũng như cơ hông có xu hướng giãn ra.

– Một vài bệnh lý vùng hậu môn xuất hiện như: nứt kẽ hậu môn, trĩ,… Những bệnh này khiến cho các mẹ bỉm gặp phải tình trạng đau đớn, khó chịu.

– Sản phụ thường ăn uống nhiều chất đạm như: tôm, cá, thịt… ăn ít chất xơ cũng như các loại hoa quả.

– Sau quá trình sinh nở, cơ bụng và cơ hông có xu hướng lỏng lẻo hơn trước. Các nhu động ruột chậm chạp nên dẫn tới việc đại tiện gặp nhiều khó khăn. Sau sinh, sản phụ có xu hướng nằm nhiều, ít vận động cũng ảnh hưởng ít nhiều tới nhu động ruột.

– Đa phần hiện nay, việc sinh thường đều phải rạch tầng sinh môn. Nó gây nên đau đớn cho các mẹ và gây cản trở quá trình đại, tiểu tiện.

– Mắc táo bón sau sinh thường hay sinh mổ thì đều có những nguyên nhân giống nhau. Do vậy, cần phải xác định được nguyên nhân để khắc phục hiệu quả.

Sự nguy hiểm khi mắc bị táo bón sau sinh mẹ có biết?

Khi cơ thể gặp bất cứ một bất thường nào thì đó cũng chính là dấu hiệu phản ánh sự bất thường của cơ thể. Và, táo bón sau khi sinh mổ hay sinh thường cũng như thế.

Cơ thể chị em có những thay đổi lớn thường khiến cơ ruột có sự xáo trộn và làm việc kém hiệu quả gây nên táo bón. Nếu nó không được quan tâm và khắc phục kịp thời có thể gây nên những nguy hiểm cho chị em.

Khốn khổ vì táo bón sau sinh và “trăm mưu, ngàn kế” đối phó
Táo bón gây nên những tác động không tốt cho sức khỏe cũng như tinh thần các mẹ sau sinh

Thiếu máu

Khi đi đại tiện khó khăn, thường người bệnh sẽ có xu hướng bị chảy máu. Về lâu dài, điều này gây nên hiện tượng mất máu nhiều. Không kể, trước đó việc trải qua quá trình sinh nở cũng khiến chị em bị mất đi một lượng máu lớn. Nếu cứ kéo dài, cơ thể sẽ rơi vào trạng thái suy nhược.

Tâm lý không thoải mái

Lâu ngày không đi đại tiện được khiến cho những người bị táo bón sau khi sinh mổ hay sinh thường cảm thấy vô cùng khó chịu. Ăn không ngon, đầy hơi, khó tiêu,… ảnh hưởng tới tâm trạng và việc chăm sóc bé yêu.

Mắc các bệnh lý vùng hậu môn

Thường, tình trạng bị táo bón sau sinh là biểu hiện đồng thời cũng là nguyên nhân của một số bệnh lý tại hậu môn và trực tràng. Những bệnh này nếu như không được phát hiện sớm thì có thể khiến chị em mắc phải một số bệnh như: sa trực tràng, nhiễm trùng máu…

Những cách trị táo bón sau sinh mổ và sinh thường mẹ có thể tự áp dụng tại nhà

Tìm hiểu những cách chữa táo bón sau sinh mổ và sinh thường chắc có thể giúp cho các mẹ tự khắc phục tình trạng của mình.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học

Khốn khổ vì táo bón sau sinh và “trăm mưu, ngàn kế” đối phó
Một chế độ dinh dưỡng khoa học là cách đối phó táo bón hiệu quả

Để có thể chữa khỏi được bệnh táo bón điều đầu tiên mà các mẹ cần quan tâm đó chính là xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng với nhiều chất xơ và các loại vitamin. Những thực phẩm này giúp mẹ nhuận tràng và nhanh chóng đẩy lùi bệnh táo bón.

Một số loại rau được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng là: cải bó xôi, bó đỏ, khoai lang, sữa chua, táo, chuối tiêu chín… Cùng với đó, mỗi ngày nên uống ít nhất 2 lít nước để kích thích sữa và giúp nhuận tràng.

>> Xem thêm: Top 8 thực phẩm VÀNG giúp mẹ phòng ngừa táo bón sau khi sinh

Tăng cường vận động

Sau sinh, cơ thể phụ nữ thường rất yếu – đặc biệt là sinh mổ. Nhưng, để chữa táo bón sau sinh mổ và sinh thường thì vận động là điều cần phải thực hiện. Mẹ chỉ cần đi lại nhẹ nhàng, tránh nằm một chỗ quá lâu, tránh vận động ngay sau ăn.

Những mẹ sinh thường có thể xoa bụng dọc theo khung đại tràng. Đây là cách trị táo bón đơn giản nhưng hiệu quả vô cùng.

Hình thành thói quen đi vệ sinh đúng giờ

Xây dựng thói quen đi vệ sinh cũng là cách trị táo bón sau sinh mổ nên áp dụng. Đặc biệt, mẹ không được nhịn đại tiện. Việc nhịn đại tiện sẽ khiến cho áp lực trực tràng tăng lên và khiến cảm giác mót rặn biến mất.

Hãy cẩn trọng khi sử dụng thuốc

Đa phần, với các mẹ bỉm sữa đang cho con bú thì việc lựa chọn thuốc để điều trị là một ưu tiên được cân nhắc vì nó nhanh chóng và cho hiệu quả tức thì. Tuy nhiên, nếu bạn chọn thuốc hãy thực sự cân nhắc. Thuốc sẽ được bài tiết qua sữa và bé sẽ sử dụng thuốc đó ở dạng thụ động.

Trong trường hợp mẹ bị táo quá nặng, điều trị bằng những phương pháp không dùng thuốc không có hiệu quả thì cần phải thăm khám. Bác sĩ sẽ nắm bắt tình hình và kê cho mẹ loại thuốc phù hợp nhất, an toàn nhất.

Hiện nay, cũng có nhiều mẹ rỉ tai nhau sử dụng thụt hậu môn. Nhưng, điều này thực sự không tốt vì nó có thể gây nên tình trạng giãn cơ hậu môn khiến cho bạn mất đi cảm giác rặn.

Tham khảo những kiến thức được chia sẻ trên các diễn đàn, áp dụng một cách khoa học chắc chắn sẽ giúp tình trạng táo bón sau sinh mổ của các mẹ được giải quyết nhanh chóng. Mẹ cũng đừng quên xây dựng những thói quen ăn uống, sinh hoạt và tập luyện khoa học nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.